Trang chủSự kiện70 năm Giải phóng Thủ đô: Hào hùng âm hưởng chiến thắng

70 năm Giải phóng Thủ đô: Hào hùng âm hưởng chiến thắng

Chín năm kháng chiến trường kỳ, các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô cùng lực lượng bộ đội các đơn vị tham gia nhiều chiến dịch trong cuộc chiến chống Pháp.
Chú thích ảnh

Trước sự mong chờ của nhân dân Thủ đô, sáng 10/10/54, cánh quân của Đại đoàn 308 Quân Tiên Phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết lập lại hòa bình ở Đông Dương, ngày 30/9/1954, tại Hội nghị Trung Giã, đại diện quân chính Việt Nam và Pháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở ra một giai đoạn mới cho Thủ đô. Ngày Giải phóng Thủ đô đi vào lịch sử không chỉ là dấu mốc miền Bắc hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của thực dân mà còn khẳng định bản lĩnh, tinh thần Hà Nội trong cuộc chiến bảo vệ Thủ đô.

Cuộc chuyển giao đặc biệt

Theo Hiệp định chuyển giao Hà Nội, nguyên tắc chuyển giao là đảm bảo trật tự, an toàn, không được phá hoại và không làm gián đoạn các hoạt động của đời sống thành phố. Trên thực tế, địch đã âm mưu phá hoại thành phố về mọi mặt trước khi chuyển giao, ngăn không cho ta nhanh chóng xây dựng Thủ đô Hà Nội; muốn chính quyền mới tiếp quản một Thủ đô kiệt quệ, hỗn loạn.

Trong ký ức của ông Trần Quốc Hanh (nguyên cán bộ tuyên huấn của Trung đoàn 57, Đại đoàn 304), đơn vị ông vào tiếp quản Hà Nội theo hướng từ Hà Đông vào Ngã Tư Sở, tiếp quản sân bay Bạch Mai, các căn cứ, công trình khu Cầu Giấy, Bưởi, Nhật Tân, Vĩnh Tuy từ sáng 9/10/1954. Ở Hà Đông, dân hai bên đường sôi động nhưng đến Phùng Khoang thì không khí vắng lặng nên mọi người đều đề cao cảnh giác. Khi quân báo về tại Ngã Tư Sở, Pháp dàn 1 hàng xe tăng và xe tăng thiết giáp, các cánh quân được lệnh dừng lại, sau đó dàn thành hai hàng dọc hành quân chiến đấu.

Thời điểm đó có Ban Liên hiệp quân sự hai bên, Ủy ban Giám sát quốc tế cũng đứng tại Ngã Tư Sở. Pháp giải thích, đây là nghi lễ chuyển giao của quân đội Pháp. Khi vào tiếp quản, bộ đội ta tập hợp 3 – 4 hàng có Ủy ban Giám sát quốc tế đi theo và được Pháp dẫn vào bàn giao các công trình quân sự, hành chính. Một cánh khác của Đại đoàn 304 vòng qua Mễ Trì tiếp quản các căn cứ ở Cầu Giấy, Nhật Tân và vòng xuống Vĩnh Tuy. Pháp bàn giao từng vị trí đồn, bốt và căn cứ quân sự.

Ông Trần Quốc Hanh cho biết, trước khi chuyển giao, Pháp phá hủy nhiều công trình và vận động các gia đình đi lính Pháp di cư vào Nam nhằm tạo ra thành phố không người, không chợ búa, không giao thông công cộng… Trước đó, địch cũng tung tin những người tiếp quản Thủ đô không phải dân Việt Minh mà là dân Tàu. Đến khi lực lượng ta hành quân hiền hòa, cầm cờ thì người dân mới vui mừng.

Quân đội Việt Nam theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội, chia làm nhiều cánh quân tiến vào các cửa ô chính rồi tỏa ra các khu. Lần lượt, họ tiếp quản nhà ga Hà Nội, phủ Toàn quyền cũ, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, Bắc Bộ phủ cùng các công trình quan trọng khác trên địa bàn thành phố. Đến cuối ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên xuống Hải Phòng để trở về nước. Quân dân Việt Nam hoàn toàn kiểm soát thành phố.

Ông Nguyễn Hồng Minh (cựu cán bộ Công an) kể lại, khi ông đang học Trường Công an Trung ương thì hòa bình lập lại. Ông và mọi người được điều về tiếp quản Thủ đô, trong đó đoàn của ông tiếp quản quận Cầu Giấy. Hình ảnh theo ông đến tận giờ là khi lực lượng của ta đi đến đâu thì Pháp rút đến đấy. Pháp vừa rút thì cờ đỏ sao vàng trong thành phố tung bay rực rỡ. “Chúng tôi vừa phấn khởi, vừa lo. Phấn khởi vì được sống trong bầu không khí độc lập, tự do nhưng lo vì trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ an ninh trật tự, giữ gìn tài sản, các công trình, phát động quần chúng thực hiện các phong trào…” – Ông Nguyễn Hồng Minh cho biết.

Hân hoan niềm vui lớn

“Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng/ Cờ ngày nào tung bay trên phố…” – lời ca khúc “Tiến về Hà Nội” do cố nhạc sỹ Văn Cao sáng tác năm 1949 như một dự cảm về ngày Giải phóng Thủ đô trong tâm tưởng của ông. Năm năm sau, hình ảnh trong ca khúc trùng khớp với hình ảnh đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô và không khí tràn ngập niềm vui của nhân dân Hà Nội trong ngày 10/10/1954.

Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội gồm bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh tiến vào Hà Nội. Cánh quân phía Tây xuất phát từ khu vực sân Quần Ngựa, là những chiến sỹ bộ binh của Trung đoàn Thủ Đô tiến vào nội thành và đóng trong Thành cổ Hà Nội.

Cánh quân phía Nam thuộc Trung đoàn 88 và 36 xuất phát từ Việt Nam học xá (khu vực Đại học Bách khoa bây giờ) tiến vào nội thành, đóng quân ở các khu vực Đồn Thủy (Bệnh viện 108, Bệnh viện Hữu Nghị) và Đấu Xảo (Cung văn hóa Hữu Nghị hiện nay). 9 giờ 30 phút, đoàn cơ giới và pháo binh cùng chỉ huy tiếp quản Hà Nội, do Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ và Phó Chủ tịch Trần Duy Hưng dẫn đầu, xuất phát từ sân bay Bạch Mai tiến vào Thành cổ Hà Nội.

Cả Hà Nội hân hoan đổ ra đường đón chào đoàn quân tiếp quản, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố, mọi người cầm hoa vẫy chào, gương mặt ai cũng rạng rỡ nụ cười. Trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ và cả thời kỳ Pháp thuộc kéo dài nhiều thập kỷ, chưa khi nào người Hà Nội có niềm vui lớn với sự thiêng liêng như vậy.

Từ người già đến trẻ nhỏ, từ thanh niên đến phụ nữ và mọi tầng lớp khác cùng hòa chung cảm xúc. Hơn tất cả, mọi người chào đón những người con Hà Nội, những người thuộc Trung đoàn Thủ đô đã từng thề “Sống chết với Thủ đô”, ra đi hẹn ngày về, nay cùng tiến về tiếp quản Hà Nội.

Nhà sử học Lê Văn Lan khi đó còn là một thanh niên hòa trong dòng người cùng đón đoàn quân chiến thắng trở về. Ông chia sẻ rằng, nhìn lớp lớp đoàn quân hân hoan trên đường phố, người dân hai bên đường nô nức đón chào, một cảm xúc trào dâng trong ông. Không chỉ hưởng niềm vui chiến thắng, ông còn được đón người thân trở về, bởi trong đoàn quân đó có người anh thứ hai của ông.

Chú thích ảnh

Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô với lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng tham dự Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn – Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ, ngày 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Ông Nguyễn Văn Đông (trú tại phố Huế, quận Hai Bà Trưng) kể rằng, thời điểm đó, ông mới 14 tuổi. Khi biết tin Hà Nội được giải phóng, mọi người ai cũng vui mừng. Người dân khu phố của ông mang vải ra chùa Cầu Đông (quận Hoàn Kiếm) may cờ; còn trẻ nhỏ, trong đó có ông thì học hát.

Sáng sớm 10/10/1954, khi ông nghe thấy tiếng ồn ào ngoài phố, mở cửa ra thì thấy bóng dáng các chiến sỹ giải phóng quân đang tiến vào trung tâm. Mọi người đều ào ra xem, vui mừng chào đón. Các chiến sỹ cũng vẫy tay chào vui cùng người dân xung quanh.

Khi các chiến sỹ Thủ đô rời Hà Nội ra đi vào đầu năm 1947, họ hẹn ngày trở về như một điều rất đỗi thiêng liêng và đầy quyết tâm. Cuối cùng, họ đã trở về trong chiến thắng.

Bài tiếp theo: Giữ trọn lời hẹn với Thủ đô

Đinh Thuận – Nguyễn Thắng (TTXVN)
Nguồn: https://baotintuc.vn/nhan-vat-su-kien/70-nam-giai-phong-thu-do-hao-hung-am-huong-chien-thang-20241005140733459.htm

Cùng chủ đề

Hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội năm 1954 được tái hiện tại hồ Gươm

TPO - Sáng 5/10, hơn 8.000 người đại diện cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã có mặt chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ khai mạc "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình".  Hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử 10/10/1954 được tái hiện sinh động trong buổi tổng duyệt. Sân khấu chính được dàn dựng công phu, tái hiện 60 ngày đêm chiến đấu trong lòng Hà Nội. Trong không khí trang trọng...

Hà Nội chất qua từng bức vẽ trên bảng đen mừng Ngày Giải phóng thủ đô

Chỉ với nét vẽ bằng phấn các màu, những tấm bảng đen thông báo trong các ngõ nhỏ ở Hà Nội trở nên nổi bật, đậm chất thơ mừng Ngày Giải phóng thủ đô 10-10. Hà Nội đậm chất thơ trong từng con ngõ nhỏ trước thềm kỉ niệm Ngày Giải phóng thủ đô - Ảnh: XUÂN TOÀN Trong những ngày đầu tháng 10, khi nắng thu vàng nhuộm khắp các phố phường Hà Nội, người dân thủ đô nô nức...

Hà Nội chuyển mình sau 70 năm giải phóng

Hà Nội thường được nhắc đến là thành phố bình yên với bề dày văn hoá. Ngày nay, Hà Nội vẫn giữ được nét thân thuộc với những con phố cổ vừa nhộn nhịp lại đan xen vẻ tĩnh lặng vốn có, nhưng trong con mắt của những người đang dõi theo thì Hà Nội đang chuyển mình một cách ngoạn mục sau 70 năm giải phóng. Trong vòng chưa đến một thập kỷ, nhiều toà nhà cao tầng mọc...

Đào, phở và piano trở thành ‘quà Hà Nội’

'Đào, phở và piano' được chiếu như một món 'quà Hà Nội' trong đợt kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thủ đô. Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ VH-TT-DL) Vi Kiến Thành đã ký quyết định tặng Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội 2 suất chiếu Đào, phở và piano trên đài này. Ông chia sẻ: "Vì ý nghĩa 70 năm Ngày giải phóng thủ đô, Cục Điện ảnh ủng hộ đề xuất của Đài Phát thanh và truyền hình Hà...

Mô hình đặc biệt cho thấy thành tựu và tầm vóc Thủ đô Hà Nội

TPO - Sáng 4/10, trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”, tại Bảo tàng Hà Nội (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Thông tin tại triển lãm nhấn mạnh Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử, chiều sâu văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình ‘Mái ấm cho đồng bào tôi’

Tối 5/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động và hưởng ứng 450 ngày xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”. Chương trình do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Quốc vương Campuchia

Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, chiều 5/10/2024, tại Thủ đô Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xúc song phương với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-gap-quoc-vuong-campuchia-20241005222423019.htm

Bầu cử Mỹ 2024: Điều gì tạo cơ hội cho bà Harris và ông Trump trong giai đoạn cuối quyết định?

Hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump phải đối diện với một câu hỏi mang tính quyết định: Cử tri sẽ lựa chọn sự gia tăng hơn 16 triệu việc làm dưới thời chính quyền Biden-Harris, hay lo lắng về giá cả tăng gần 20% là điều quan trọng hơn?  Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp ở Philadelphia, Mỹ, ngày 10/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Cuộc bầu cử...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và Thủ tướng Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris (Pháp), chiều 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. Tại cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ trân trọng quan hệ đặc biệt...

Người dân thủ đô tìm lại ‘Ký ức Hà Nội – 70 năm’ trên phố bích họa Phùng Hưng

Ngày 5/10, đông đảo người dân tham quan không gian Hà Nội xưa ở phố bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm) nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô.     Lê Phú/Báo Tin Tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/nguoi-dan-thu-do-tim-lai-ky-uc-ha-noi-70-nam-tren-pho-bich-hoa-phung-hung-20241005140338605.htm

Bài đọc nhiều

Tái hiện đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954 tại hồ Gươm

Khoảng 10.000 người có màn tập duyệt cuối cùng các phần diễu hành, trình diễn cho “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Buổi tổng duyệt chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” diễn ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm lúc 15h ngày 4/10, một dấu ấn đặc biệt của Hà Nội nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Đường 6 làn đẹp nhất quận Long Biên trước ngày thông xe

Dự án đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy dài 1,5km, vốn 1.200 tỷ đồng đã hoàn thành các hạng mục, sẵn sàng cho lễ khánh thành vào ngày mai (5-10). Dự án đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy chuẩn bị khánh thành sau 6 năm thi công. Ảnh: Hữu Chánh Những ngày qua, các đơn vị liên quan đang gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành và gắn biển công trình...

Thăng Long-Hà Nội: Từ lịch sử hào hùng đến tương lai thịnh vượng

Hà Nội là nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi và những trang sử hào hùng của dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm, mảnh đất kinh kỳ “ngàn năm văn hiến” đã luôn giữ vững tinh thần kiên cường, bất khuất, xứng danh là “Thủ đô anh hùng.” Ngày nay, không chỉ kế thừa những di sản quý báu, Hà Nội đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế quan trọng của...

Trưng bày hình ảnh quý về ngày tiếp quản Thủ đô

TPO - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), chiều 3/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ) tổ chức triển lãm “Hà Nội – Ký ức những ngày tiếp quản”. Triển lãm Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản chọn lọc giới thiệu gần 100...

Tái hiện khoảnh khắc hào hùng ngày tiếp quản Thủ đô tại phố cổ Hà Nội

(Dân trí) - Không khí hào hùng của Ngày tiếp quản Thủ đô đã được tái hiện tại không gian bích họa phố Phùng Hưng nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, các cá nhân tổ chức chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm" tại không...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Quốc vương Campuchia

Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, chiều 5/10/2024, tại Thủ đô Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xúc song phương với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-gap-quoc-vuong-campuchia-20241005222423019.htm

Hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội năm 1954 được tái hiện tại hồ Gươm

TPO - Sáng 5/10, hơn 8.000 người đại diện cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã có mặt chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ khai mạc "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình".  Hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử 10/10/1954 được tái hiện sinh động trong buổi tổng duyệt. Sân khấu chính được dàn dựng công phu, tái hiện 60 ngày đêm chiến đấu trong lòng Hà Nội. Trong không khí trang trọng...

Bầu cử Mỹ 2024: Điều gì tạo cơ hội cho bà Harris và ông Trump trong giai đoạn cuối quyết định?

Hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump phải đối diện với một câu hỏi mang tính quyết định: Cử tri sẽ lựa chọn sự gia tăng hơn 16 triệu việc làm dưới thời chính quyền Biden-Harris, hay lo lắng về giá cả tăng gần 20% là điều quan trọng hơn?  Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp ở Philadelphia, Mỹ, ngày 10/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Cuộc bầu cử...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng Canada, Thủ tướng Bỉ

NDO - Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris, Pháp, sáng 5/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xúc song phương với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Ảnh: TTXVN) * Tại cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng Bí...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng Thư ký Pháp ngữ

NDO - Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris, Pháp, sáng 5/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp song phương Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo. (Ảnh: TTXVN) Tại cuộc gặp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao quan hệ...

Mới nhất

Tầm nhìn về kỷ nguyên mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Ireland

Thưa các quý vị và các bạn, Thế giới đang trải qua những thay đổi mang tính thời đại....

Xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế Long An

Khu kinh tế Long An nằm phía Đông Nam của tỉnh, trên địa bàn huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 12.930 ha. Thông tin về tình hình xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế Long...

Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệtTheo góc nhìn từ người trong cuộc, nếu chính sách đánh thuế bất động sản thứ hai được áp dụng, mặt bằng giá nhà có thể tiếp tục tăng lên trong dài hạn. ...

Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/10/2024

Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/10/2024AIA Việt Nam cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị ngày 2/10/2024. Giá đơn vị quỹ và Quỹ liên kết đơn vị được áp dụng cho dòng...

Đánh thức tiềm năng để phát triển du lịch

Trong bản đồ du lịch Việt Nam, Long An được đánh giá là một trong những vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, quê hương của nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc. Đây được xem là nguồn “tài...

Mới nhất