Trang chủSự kiện70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội 60 ngày đêm khói...

70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa

Sáng 10/10/1954, cả Hà Nội rực rỡ cờ hoa, tràn ngập niềm vui, chào đón lớp lớp đoàn quân giải phóng từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô, viết nên bản hùng ca trong cuộc chiến bảo vệ Thủ đô và trong 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp.
Chú thích ảnh
Sáng 10/10/1954, các cánh quân của Quân đội nhân dân Việt Nam từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của 20 vạn người dân Hà Nội. Ảnh: Tư liệu TTXVN

70 năm trôi qua, cứ vào thời khắc này, hàng vạn người dân Hà Nội, nhất là những người trực tiếp chiến đấu bảo vệ Thủ đô 60 ngày đêm khói lửa, những người vinh dự trong Đại đoàn quân Tiên phong trở về tiếp quản Thủ đô và cả những người được chứng kiến giờ phút thiêng liêng ấy lại trào dâng nhiều xúc cảm. Bản hùng ca ngày Chiến thắng trở về là mốc son để người Hà Nội trân trọng và tự hào với quá khứ, tiếp thêm bản lĩnh, niềm tin để xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển.

Phóng viên TTXVN viết về những ngày chiến đấu gian khổ mà hào hùng của quân và dân Thủ đô trong ngày đầu toàn quốc kháng chiến, đặc biệt là 60 ngày đêm khói lửa, giam chân giặc Pháp để Trung ương Đảng, Chính phủ rút lên An toàn khu, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Cùng với đó là dấu ấn ngày Chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô và khát vọng xây dựng Hà Nội “Văn minh – văn hiến – hiện đại” trong giai đoạn hiện nay.

Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa

Sau khi ta giành được chính quyền năm 1945, thực dân Pháp tìm mọi cách gây hấn hòng xâm chiếm nước ta một lần nữa. Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bắt đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ. Cũng trong đêm đó, từ pháo đài Láng, loạt đại bác đã nổ phát súng đầu tiên báo hiệu Toàn quốc kháng chiến. Hàng loạt trận đánh cam go, khốc liệt của quân và dân Hà Nội nhằm vào quân địch, trong đó rất nhiều trận chiến cảm tử, đã thể hiện được tinh thần, ý chí Hà Nội trong cuộc chiến bảo vệ Thủ đô.

Loạt đại bác đi vào lịch sử

Chú thích ảnh
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, tại Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Hà Nội, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn – Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát

20 giờ 3 phút ngày 19/12/1946, pháo đài Láng (quận Đống Đa) bắn loạt đạn đầu tiên, phát ra hiệu lệnh tổng tiến công, mở đầu cho những ngày Toàn quốc kháng chiến. Tiếp đó, pháo đài Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng nã những loạt pháo vào quân đội Pháp. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả thành phố tắt điện. Ngay sau đó, quân và dân Hà Nội với vũ khí thô sơ, ít ỏi nhưng ngoan cường chống lại thực dân Pháp bằng những trận đánh ác liệt.

Thời đó, các pháo thủ ở pháo đài Láng có 9 người nhưng can trường bám trận địa để tấn công quân địch. Sau khi nhận được hiệu lệnh tấn công từ hôm trước, đến trưa 19/12, Trung đội trưởng Gia (chỉ huy pháo đài) ra lệnh cho các chiến sỹ ăn cơm chiều sớm, sắp xếp tư trang, phân công nhiệm vụ cho mọi người vì có thể đến tối sẽ chiến đấu. Mọi người đều hồi hộp, sẵn sàng chuẩn bị tinh thần.

Buổi tối, các pháo thủ tập trung ngoài pháo đài. Mọi người nhìn về phía nội thành chờ đợi. Bỗng một pháo hiệu phụt thẳng giữa thành phố lên trời. Lúc đó, Trung đội trưởng Gia hô “Chuẩn bị…. bắn…bắn… bắn….”. Hai khẩu pháo tức thì bắn 3 loạt, 6 viên vào trong thành, cả pháo đài rung chuyển. Ngay sau đó, Trung đội trưởng Gia cho trinh sát vào trong thành Hà Nội kiểm tra. Sau đó, trinh sát báo về, trong thành binh lính Pháp chết rất nhiều; một viên ra phía Bắc thành nhưng không ảnh hưởng tới dân.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi điện biểu dương chiến sỹ pháo đài Láng thực hiện tốt nhiệm vụ, bắn chính xác mục tiêu khiến mọi người đều vui mừng. Sáng hôm sau, Đại tướng nhận định “pháo đài Láng bắn loạt đạn tối qua là loạt đạn thần thánh của dân tộc ta, là thắng lợi lớn vì bọn thực dân đang có âm mưu phá thành đánh ta. Ta đã đánh trước nó được ít phút, phá tan âm mưu của địch”.

Người Vệ út năm xưa Phùng Đệ (là liên lạc của Đại đội 15, Tiểu đoàn 103, khu Đông Kinh Nghĩa Thục, Liên khu I) nhớ lại, đêm 19/12/1946, khi cả Hà Nội bao trùm trong màn đêm, ông nghe tiếng đại bác ở pháo đài Láng vang lên. Trong đầu ông nghĩ ngay thời khắc kháng chiến đã đến. Cùng lúc đó, quân và dân Hà Nội quyết liệt giao chiến ở các nơi suốt cả đêm, tiếng súng không ngớt, cả bầu trời Thủ đô rực sáng.

Từ ngày 23/12 trở đi, bộ binh và nhân dân Thủ đô quyết liệt chiến đấu chống quân Pháp, giam chân địch trong thành. Các pháo thủ pháo đài Láng tiếp tục đào hầm, chuẩn bị đạn dược, vũ khí chờ lệnh chiến đấu. Đến ngày 12 tháng Giêng năm 1947, các chiến sỹ pháo đài Láng được lệnh rút quân lên An toàn khu. Khi đi, các pháo thủ đã tháo một cơ bẩm và một máng đạn mang đi. Đến bến đò Đan Sỹ, Hà Đông, các pháo thủ đã giao cho Ủy ban chiến đấu đang trực chiến để tiếp tục hành quân.

Cố pháo thủ Đỗ Văn Đa từng chia sẻ, tên tuổi của các pháo thủ đã gắn liền với pháo đài Láng. Đó không chỉ là niềm vinh dự của họ mà là niềm vinh dự của mọi người dân Yên Lãng nay là phường Láng Thượng, quận Đống Đa nói chung.

Sục sôi khí thế quyết tử để Tổ quốc quyết sinh

Chú thích ảnh
Các chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 trên đường phố Thủ đô, sáng 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cùng với nhân dân cả nước, quân và dân Hà Nội với tinh thần “Sống chết với Thủ đô”, “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước. Với cuộc chiến đấu 60 ngày đêm vô cùng oanh liệt cuối năm 1946 đầu năm 1947, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, kìm chân giặc Pháp và làm tiêu hao sinh lực địch để các cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của ta an toàn rút ra khỏi Hà Nội.

Dù quân ta trang bị vũ khí thô sơ chống lại kẻ địch tinh nhuệ trang bị vũ khí hiện đại nhưng với tinh thần anh dũng, quả cảm, các vệ quốc đoàn vẫn ngày đêm kiên cường bám trụ, giành giật với địch từng căn nhà, góc phố.

Nay đã ở tuổi 93 nhưng người Vệ út năm xưa Đặng Văn Tích (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) vẫn vẹn nguyên ký ức những ngày đầu tham gia kháng chiến khi được nhắc đến 60 ngày đêm khói lửa bảo vệ Hà Nội. Với chất giọng sang sảng, trí nhớ minh mẫn, ông kể về cơ duyên được đứng trong hàng ngũ quân kháng chiến, về công tác liên lạc của mình. Khi đó, ông mới 13 tuổi tham gia lực lượng chiến đấu tại khu Long Biên thuộc Liên khu I. Do công việc làm liên lạc nên các trận đánh khốc liệt tại Hàng Thiếc, chợ Đồng Xuân, trường Ke (nay là Trường Tiểu học Trần Nhật Duật), nhà Sauvage (nay là Trường Tiểu học Nguyễn Du)… ông đều nắm rõ.

Thời điểm đó, nhân dân Hà Nội, nhất là người già, trẻ nhỏ đi tản cư hoặc về quê; còn thanh niên ở lại tham gia đánh địch. Bộ đội, thanh niên ngày đêm tập quân sự rất hăng hái. Các nhà trong khu Hoàn Kiếm thực hiện vườn không nhà trống, được bộ đội sử dụng làm nơi đóng quân để chiến đấu với Pháp. Tường nhà nọ đục thông sang nhà kia theo hình dích dắc để đi lại làm chỗ liên lạc; sập gụ, tủ chè, giường chiếu, xoong nồi, cây cối được dùng để đắp ụ ngang đường, chắn không cho xe cơ giới của Pháp đi. Các trận giao tranh thường xuyên diễn ra ác liệt nhưng không làm nao núng tinh thần chiến đấu của mọi người.

Với tinh thần càng giữ được các căn cứ trong Liên khu I càng lâu thì càng cầm được chân địch, Trung đoàn Thủ đô có nhiệm vụ quan trọng giữ chân địch để tạo điều kiện cho việc chuẩn bị lực lượng kháng chiến (Trung đoàn Thủ đô được đặt tên cho Trung đoàn Liên khu I tại Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ Nhất ngày 12/1/1947).

Trận đấu khiến ông Đặng Văn Tích day dứt nhất là tại trường Ke khi quân địch đánh chiếm tầng dưới, lực lượng của ta rút lên tầng hai. Tình hình cam go buộc cậu bé liên lạc Trần Ngọc Lai trèo ống máng nước xuống về địa điểm đóng quân xin tiếp viện. Nhưng khi trèo trở lên thì địch phát hiện, bắn chết. Lực lượng của ta đã lao xuống trả thù cho liên lạc Trần Ngọc Lai, buộc chúng phải rút quân.

Người Vệ út Đặng Văn Tích kể rằng, trước khi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, tại nhiều địa điểm trong thành phố, các chiến sỹ Vệ quốc quân, Quyết tử quân, dân quân, tự vệ đã làm lễ tuyên thệ với lời thề “Sống chết với Thủ đô”, “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Đội cảm tử quân thuộc Liên khu I khi đó hơn 20 người, được xét duyệt lý lịch cẩn thận, không có bố mẹ, gia đình, không lệ thuộc vào ai. Khi có xe tăng hay xe cơ giới, các chiến sỹ cảm từ dùng bom ba càng tấn công và anh dũng hy sinh.

Tinh thần chống Pháp hừng hực khắp nơi. Dù quân địch ngày đêm tấn công vào lực lượng của ta, đàn áp nhân dân, sục xạo khắp ngõ phố nhưng các chiến sỹ vẫn kiên cường bám trụ bảo vệ Hà Nội, chống trả lại chúng.

Bài tiếp theo: Cuộc lui quân thần kỳ

Đinh Thuận – Nguyễn Thắng (TTXVN)
Nguồn:https://baotintuc.vn/nhan-vat-su-kien/70-nam-giai-phong-thu-do-ha-noi-60-ngay-dem-khoi-lua-20241005105605049.htm

Cùng chủ đề

Những đôi tay đưa Hà Nội tỏa sáng dịp kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô

Khi những ngày tháng 10 vừa chớm, Hà Nội rộn ràng trong không khí của ngày kỷ niệm lớn, nhưng ít ai để ý đến hình ảnh của những người lao động thầm lặng, ngày đêm miệt mài chuẩn bị cho sự kiện chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng...

Ngắm nhìn Hà Nội thay đổi sau 70 năm giải phóng

Hà Nội - 70 năm sau ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954), các công trình lịch sử đã có nhiều thay đổi theo thời gian. Cầu Long Biên Cầu Long Biên là một nhân chứng lịch sử cho chiến thắng của quân và dân ta. Ngày 20.7.1954, Hiệp định Geneve được ký kết, buộc quân Pháp trong 80 ngày phải rút khỏi Hà Nội. Đến ngày 9.10.1954, những binh lính cuối cùng của quân Pháp đã rút qua cây cầu này. Đồng thời, quân...

Hội Sách Hà Nội 2024: Hơn 200 gian hàng của doanh nghiệp xuất bản cả nước

Điểm nhấn của Hội Sách năm nay là triển lãm sách với rất nhiều đầu sách hay về Hà Nội, từ lịch sử, văn hóa đến những tác phẩm viết về con người và truyền thống Thủ đô.   Tối 27/9, Hội Sách Hà Nội lần thứ IX-năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” chính thức khai mạc tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn...

Trường THCS Vạn Phúc nhận quyết định đạt chuẩn quốc gia trong lễ khai giảng

Bà Thảo cho biết năm học vừa qua nhà trường đã được huyện Thanh Trì đầu tư xây dựng mới theo mô hình trường chuẩn quốc gia với 32 phòng học, 16 phòng chức năng, tất cả đều được trang bị các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ.Tháng 4-2024, nhà trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội kiểm...

Cuộc thi “Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Baoquocte.vn. Cuộc thi viết "Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào" là một hoạt động có ý nghĩa góp phần vào hoạt động chung của thành phố chào mừng kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024

Tối 4/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài", nhằm tôn vinh và khai thác tà áo dài dân tộc như một sản phẩm du lịch độc đáo. Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Vũ Thu Hà, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, Hà Nội sở hữu gần...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị cấp cao Pháp ngữ

Chiều 4/10/2024, tại lâu đài Villers- Cotterêts, Cộng hòa Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19.   Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-du-phien-khai-mac-toan-the-hoi-nghi-cap-cao-phap-ngu-20241004204631020.htm

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài cuối: Phát triển kinh tế lên tầm cao mới

Vào năm 1954, khi tiếp quản Thủ đô, Hà Nội có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 130km2, với nền kinh tế cũng khá “èo uột”, hơn 1.000 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Không chỉ thế, GDP bình quân đầu người lúc đó cũng rất thấp so với các quốc gia xung quanh, thậm chí còn kém hơn so với nhiều tỉnh, thành phố khác. Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ, việc đầu tiên mà Hà...

Nhiều sự kiện đặc sắc tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 4 - 6/10/2024 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. Lễ hội là hoạt động có ý nghĩa tốt đẹp nhằm tôn vinh và khai thác tà áo dài dân tộc như một sản phẩm du lịch độc đáo, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/infographics/nhieu-su-kien-dac-sac-tai-le-hoi-ao-dai-du-lich-ha-noi-2024-20241004165038350.htm  

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 2: Giao thông kết nối, sức bật ‘Rồng bay’

Hà Nội từng là đô thị nhỏ, người dân chủ yếu tập trung ở 36 phố phường nội thành. Ngay cả thời điểm năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, nhưng cơ bản là chỉ lớn về mặt diện tích với trên 3.359 km², cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối còn yếu kém, thiếu đồng bộ, nhiều hạn chế, khó khăn trong đi lại, vận chuyển sản xuất, kinh doanh. Bằng nỗ lực rất lớn,...

Bài đọc nhiều

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhân dịp Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ

(VTC News) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết trên tạp chí Influences nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19. Ý tưởng về một không gian kinh tế Pháp ngữ đã ra đời tại Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ VII tại Hà Nội từ ngày 14 - 16/11/1997 - Hội nghị cấp cao đầu tiên được tổ chức tại khu vực Châu Á –Thái Bình Dương. Cùng...

Tái hiện đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954 tại hồ Gươm

Khoảng 10.000 người có màn tập duyệt cuối cùng các phần diễu hành, trình diễn cho “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Buổi tổng duyệt chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” diễn ra tại khu vực hồ Hoàn Kiếm lúc 15h ngày 4/10, một dấu ấn đặc biệt của Hà Nội nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Đường 6 làn đẹp nhất quận Long Biên trước ngày thông xe

Dự án đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy dài 1,5km, vốn 1.200 tỷ đồng đã hoàn thành các hạng mục, sẵn sàng cho lễ khánh thành vào ngày mai (5-10). Dự án đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy chuẩn bị khánh thành sau 6 năm thi công. Ảnh: Hữu Chánh Những ngày qua, các đơn vị liên quan đang gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành và gắn biển công trình...

Nhiều hoạt động ý nghĩa Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

VTV.vn - Từ nay đến 10/10/2024, TP Hà Nội sẽ tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động ý nghĩa Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tại buổi họp báo của UBND TP Hà Nội chiều 3/10, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai đã thông tin về các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Bà Lê Thị Ánh Mai cho biết, thành phố triển khai chủ...

Đường phố Hà Nội rợp cờ hoa mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng

Đi bất kỳ đâu trên phố trung tâm Hà Nội những ngày này, người dân đều có thể thấy hình ảnh mang ý nghĩa lịch sử về ngày giải phóng Thủ đô cách đây tròn 70 năm trên các pano, áp phích cùng cờ hoa được trang trí rực rỡ. Trước ngày 10/10, pano, biểu ngữ, áp phích và cờ, hoa đã được dựng lên ở nhiều tuyến phố nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Hình...

Cùng chuyên mục

Tái hiện hồi ức đẹp về Hà Nội xưa

TPO - Hòa chung không khí chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, khu vực hồ Hoàn Kiếm đang được gấp rút thực hiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho ngày lễ. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa đa dạng để phục vụ nhân...

Nhân lên khát vọng hòa bình của Thủ đô văn hiến

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), kỷ niệm 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), sáng 6-10 tới, thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” nhằm quảng bá văn hóa Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh...

Hà Nội tổ chức ngày hội Văn hóa vì Hòa bình kỷ niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô

Chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024), Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức...

Vì sao bà Harris đi gặp người Hồi giáo và Ả Rập ở bang Michigan?

Nhiều người Mỹ gốc Ả Rập và Hồi giáo giận dữ vì chính quyền Tổng thống Joe Biden ủng hộ cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza và Lebanon. Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Kamala Harris vỗ tay trong một sự kiện vận động tranh cử tại Trung tâm tài chính Dort ở Flint, bang Michigan, Mỹ ngày 4-10 - Ảnh: REUTERS Theo Hãng tin Reuters, ngày 4-10, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gặp các nhà...

Những bang chiến địa nào sẽ quyết định kết quả bầu cử Mỹ?

(VTC News) - Bầu cử Tổng thống Mỹ là cuộc ganh đua quyết liệt ở các bang, trong đó một số bang chiến địa có thể định đoạt kết quả cuối cùng. Bốn năm một lần, bản đồ bầu cử Mỹ sẽ được điều chỉnh. Trong đó, một số bang sẽ nổi lên là những bang chiến địa quan trọng đối với 2 ứng viên tổng thống. Năm nay, các chiến lược gia của cả hai đảng xác định 7 bang...

Mới nhất

Có nên đưa vào sách giáo khoa?

Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ ý kiến về bài thơ Tiếng hạt nảy mầm của tác giả Tô Hà trong sách Tiếng Việt...

Chuyên gia Mỹ: TP.HCM cần nhân lực chất lượng

Vị chuyên gia kinh tế Mỹ nhấn mạnh một trong những bước đầu tiên mà TP.HCM cần làm là tập trung vào phát triển giáo dục và nguồn nhân lực. Việc xây dựng một lực lượng lao động có tay nghề cao...

Người dùng “than trời” vì Messenger gặp lỗi khó hiểu

Người dùng Facebook Messenger không chỉ tại Việt Nam mà còn nhiều nước khác trên thế giới đã đồng loạt "than trời" vì ứng dụng gặp lỗi vô cùng khó hiểu.

So sánh Xiaomi 14T Pro và iPhone 16: Điện thoại nào phù hợp cho bạn?

(Dân trí) - Xiaomi 14T Pro và iPhone 16 là hai mẫu smartphone mới ra mắt thị trường Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với nhau trong phân khúc cận cao cấp.   Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/suc-manh-so/so-sanh-xiaomi-14t-pro-va-iphone-16-dien-thoai-nao-phu-hop-cho-ban-20241004175902612.htm

Mới nhất