Trang chủSự kiện70 năm Giải phóng Thủ đô - Bài 2: Giao thông kết...

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 2: Giao thông kết nối, sức bật ‘Rồng bay’

Hà Nội từng là đô thị nhỏ, người dân chủ yếu tập trung ở 36 phố phường nội thành. Ngay cả thời điểm năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, nhưng cơ bản là chỉ lớn về mặt diện tích với trên 3.359 km², cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối còn yếu kém, thiếu đồng bộ, nhiều hạn chế, khó khăn trong đi lại, vận chuyển sản xuất, kinh doanh.
Chú thích ảnh
Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.500 tỷ đồng. Cây cầu này nối huyện Đông Anh bên kia sông với quận Tây Hồ bên này sông. Có điểm đầu từ phường Phú Thượng quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN

Bằng nỗ lực rất lớn, Hà Nội đã thực hiện khát vọng “Rồng bay” về mọi mặt, trong đó lớn mạnh cả về kinh tế, văn hóa và kiến thiết xây dựng một đô thị cỡ lớn khang trang, nhiều công trình giao thông tầm cỡ xuyên tâm và hướng tâm, giúp kết nối liên hoàn giữa các vùng khó khăn trong thành phố và đưa Hà Nội ra với bên ngoài một cách thuận tiện. Trung ương và Hà Nội đã có nhiều định hướng để Thủ đô “cất cánh”.

Giao thông tầm cỡ, Thủ đô vươn tầm

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, là một trong hai đô thị loại đặc biệt và có dân số đông nhất của cả nước với gần 10 triệu người, nên nhu cầu đi lai, giao lưu, vận chuyển hàng hóa rất lớn. Chính vì vậy, “tắc đường, kẹt xe” là “đặc sản” mà ai từng sinh sống ở đây đều cảm nhận được. Với dân số đông và mật độ giao thông cao, Hà Nội đã đối mặt với nhiều thách thức và nan giải trong việc quản lý và đưa ra các giải pháp cải thiện hạ tầng giao thông.

Vậy nhưng, chỉ khoảng chục năm qua, bộ mặt giao thông Hà Nội như được khoác chiếc áo mới, phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều công trình trọng điểm, nhiều quốc lộ huyết mạch, cao tốc được hình thành với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng. Thành phố đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, bao gồm xe buýt, xe buýt nhanh BRT, tàu điện trên cao và metro.

Dự án tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Ga Hà Nội, sau nhiều năm thi công, đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng di chuyển cho người dân. Bên cạnh đó, hệ thống xe buýt cũng được mở rộng và hiện đại hóa, với nhiều tuyến mới và xe buýt điện thân thiện với môi trường.

Hà Nội cũng chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, nội đô với việc mở rộng các tuyến đường, xây dựng hàng chục cây cầu vượt và các nút giao thông thông minh nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Các dự án quy hoạch giao thông đô thị cũng được triển khai đồng bộ, hướng tới việc tạo ra một mạng lưới giao thông kết nối hiệu quả và bền vững.

Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, những nỗ lực nói trên là nhờ sự quyết liệt chỉ đạo từ cấp Trung ương và thành phố, cũng như sự vào cuộc khẩn trương của các sở, ngành, quận, huyện. Bởi làm một tuyến đường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ảnh hưởng tới tiến độ của nhiều dự án. Đây cũng là một bất cập, khó khăn lớn mà tới đây, khi thực hiện Luật Đất đai, Luật Thủ đô sửa đổi sẽ tháo gỡ rất nhiều.

Chú thích ảnh
Tuyến tàu điện đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chạy trải nghiệm trong dịp lễ 2/9. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Những thành quả mà giao thông mang lại không chỉ giúp cải thiện tình hình giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của thành phố. Hà Nội đang từng bước trở thành một thành phố hiện đại, với hệ thống giao thông đồng bộ và thông minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và du khách.

Nhìn bức tranh tổng thể giao thông Hà Nội có thể thấy có rất nhiều đường huyết mạch, kết nối với cao tốc đi các vùng miền, tỉnh, thành phố thuận tiện như: hệ thống đường Vành đai 1 – 2 – 2,5 – 3 và đường Vành đai 4 đang khẩn trương thi công dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Từ thành phố Hà Nội có thể đi các tỉnh phía Đông, Đông Bắc qua các Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; đi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc qua các tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội -Thái Nguyên; cao tốc Láng – Hòa Lạc kết nối cao tốc đi Hòa Bình; đi các tỉnh đồng bằng sông Hồng và tỉnh phía Nam qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Quốc lộ 1 A…

Hà Nội còn kết nối với tuyến đường sắt Bắc – Nam và các tuyến đường thủy trên nhiều con sông lớn. Đặc biệt, Hà Nội có sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế giao thương đi lại, vận chuyển hàng hóa với hàng trăm nước trên thế giới.

Định hướng lớn, tầm nhìn xa cho đột phá giao thông

Để phát triển Hà Nội bền vững trong tương lai, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, trước hết, việc đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông là rất cần thiết, bao gồm xây dựng thêm các tuyến đường, cầu, hệ thống metro để giảm tải cho các tuyến đường hiện tại. Thứ hai, cần phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tàu điện ngầm và các phương tiện công cộng khác thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng tần suất và giảm giá vé.

Thứ ba, cần triển khai các biện pháp quản lý giao thông thông minh, như lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu tự động, camera giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi và điều phối giao thông hiệu quả. Cuối cùng, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (xe đạp và đi bộ) cũng rất quan trọng để giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm. Những giải pháp này sẽ góp phần tạo ra một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn và hiệu quả cho Hà Nội trong tương lai.

Tới đây, Hà Nội sẽ phát triển giao thông như thế nào? Đây là vấn đề luôn được Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hộiChính phủ đặc biệt quan tâm và có nhiều văn bản định hướng tầm nhìn xa. Trong đó, có 3 nghị quyết của Bộ Chính trị có liên quan như: Nghị quyết số 15 về nhiệm vụ phát triển Thủ đô; Nghị quyết 06 về Quy hoạch phát triển bền vững đô thị Việt Nam; Nghị quyết 30 về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng. Tất cả các Nghị quyết trên định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều đồ án liên quan đến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không; đồ án quy hoạch giao thông của 8 tỉnh tiếp giáp với Hà Nội…

Chú thích ảnh
Trên công trường dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Sóc Sơn), công nhân cùng máy móc đang thảm nhựa những mét đầu tiên sau hơn 1 năm thi công. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức

Hiện nay, Hà Nội đang tổ chức rà soát, đánh giá quy mô lớn, trong đó lấy ý kiến nhân dân; tổ chức hội nghị hướng dẫn cho 30 quận, huyện; các cuộc họp chuyên đề; hội nghị liên vùng 8 tỉnh giáp ranh để thống nhất phương án kết nối.

Tới đây, một số vấn đề mới đang được thành phố Hà Nội quan tâm khi tổ chức nghiên cứu rà soát quy hoạch là: hình thành 2 thành phố trong thành phố, bao gồm thành phố phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), thành phố phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); hình thành 5 trục phát triển gồm: trục không gian sông Hồng, trục Hồ Tây – Ba Vì, trục Hồ Tây – Cổ Loa, trục Nhật Tân – Nội Bài, trục không gian phía Nam.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thì đến năm 2030, Hà Nội có quy mô dân số từ 9-9,2 triệu người, năm 2050 là 10,8 triệu người. Theo Quy hoạch chung đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, có dân số năm 2045 từ 12,55- 14,6 triệu người. Điều chỉnh quy mô sân bay Nội Bài từ 50 triệu hành khách/năm lên 100 triệu hành khách/năm. Dự kiến sân bay thứ 2 nằm ở phía Nam (30 triệu hành khách/năm).

Lấy định hướng phát triển giao thông công cộng (theo mô hình TOD) làm cơ sở quy hoạch. Ga Hà Nội hiện tại sẽ được bàn giao lại cho thành phố Hà Nội quản lý và được xác định là ga đầu mối của mạng lưới đường sắt đô thị.

Những yếu tố trên đang được thành phố cân nhắc, tính toán để điều chỉnh phù hợp bắt nhịp với sự phát triển, cũng như thực hiện đúng các quy định, các luật và các đồ án quy hoạch vừa được và dự kiến sắp tới sẽ được Quốc hội, Chính phủ thông qua và phê duyệt.

Bài 3: Quy hoạch đô thị Hà Nội, vấn đề cấp bách và sống còn

Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)
Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/70-nam-giai-phong-thu-do-bai-2-giao-thong-ket-noi-suc-bat-rong-bay-20241004092512624.htm

Cùng chủ đề

Hơi thở kiến trúc lãng mạn của Thủ đô

Hà Nội không chỉ có 36 phố phường. Hà Nội còn có những công trình mang hơi thở của kiến trúc Pháp, tinh tế, lãng mạn và đong đầy cảm xúc hoài cổ của một giai đoạn đã qua.   Dạo quanh những con phố trung tâm Hà Nội, du khách hẳn sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp của các tòa kiến trúc mang âm hưởng cổ điển Pháp. Dù đã trải qua gần trăm năm, dường như những công...

60 họa sĩ vẽ bức tranh dài 12m chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

TPO - Bức tranh Panorama dài 12 m với chủ đề Hà Nội: Kháng chiến - Dựng xây - Đổi mới được thực hiện bởi 60 họa sĩ thuộc 3 thế hệ. Tác phẩm được trưng bày tại Quảng trường ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tienphong.vn Nguồn: https://tienphong.vn/60-hoa-si-ve-buc-tranh-dai-12m-chao-mung-70-nam-giai-phong-thu-do-post1678612.tpo

Tái hiện khoảnh khắc hào hùng ngày tiếp quản Thủ đô tại phố cổ Hà Nội

(Dân trí) - Không khí hào hùng của Ngày tiếp quản Thủ đô đã được tái hiện tại không gian bích họa phố Phùng Hưng nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, các cá nhân tổ chức chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm" tại không...

Khúc tráng ca hào hùng của quân và dân Hà Nội

Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị và văn hóa của Việt Nam mà còn là chứng nhân cho những trang sử hào hùng của dân tộc. Hai trận chiến đấu lịch sử in đậm trong ký ức Thủ đô chính là 60 ngày đêm cùng toàn quốc kháng chiến (19/12/1946-17/2/1947) và 12 ngày đêm chiến dịch "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" (12/1972). Hai sự kiện này không chỉ là dấu...

Trưng bày hình ảnh quý về ngày tiếp quản Thủ đô

TPO - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), chiều 3/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ) tổ chức triển lãm “Hà Nội – Ký ức những ngày tiếp quản”. Triển lãm Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản chọn lọc giới thiệu gần 100...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

70 năm Giải phóng Thủ đô: Trang trí các tuyến đường theo hướng trang trọng, tiết kiệm

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trang trí cây hoa, cây cảnh và tuyên truyền cổ động trực quan trên các tuyến phố, tuyến đường phải đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả. Thep đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường duy trì, vận hành đảm bảo chiếu sáng, cảnh quan trên từng khu phố chính, đặc biệt...

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 1: Thành phố kiên cường và năng động

Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng sau hơn 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc mà còn là niềm tự hào lớn của nhân dân Việt Nam. Qua quá trình phát triển, Hà Nội đã trở thành một đô thị lớn bậc nhất, trung tâm về mọi mặt của đất nước và đoạt danh hiệu “Thành phố...

Thủ tướng Sri Lanka mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Nam Á, chiều 3/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Sri Lanka Hasini Amarasuriya đã có buổi tiếp Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Sri Lanca Trịnh Thị Tâm tại Văn phòng Thủ tướng ở thủ đô Colombo. Tại buổi tiếp, Đại sứ Trịnh Thị Tâm đã chuyển lời của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chúc mừng Sri Lanka tổ chức thành công...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính...

Theo Đặc phái viên TTXVN, đúng 21h45 ngày 3/10 giờ địa phương (2h45 ngày 4/10 theo giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống Sân bay Orly, thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10 theo lời mời của...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Theo Đặc phái viên TTXVN, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, chiều tối 3/10 theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Dublin, thủ đô Dublin, lên đường tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 - 7/10/2024. Tiễn đoàn tại Sân bay Dublin có Bộ...

Bài đọc nhiều

Đánh thức di sản ‘miền mây trắng’

Xứ Đoài là từ chỉ vùng đất phía Tây Thủ đô, nơi có đỉnh Ba Vì quanh năm mây trắng. Nhà thơ Quang Dũng, người con của vùng đất này đã viết: “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương”. Trong văn hóa Việt Nam, không phải vùng đất nào cũng coi là vùng đất “văn hiến”. Văn hiến dùng để gọi những vùng đất có truyền thống lịch sử-văn hóa lâu đời,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói về giai đoạn nước rút kiến tạo kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, với Việt Nam, đây là thời kỳ, cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút để kiến tạo kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chiều 2/10, tại thủ đô Dublin (Ireland), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm Trường Đại học Trinity Dublin. Đại học Trinity Dublin là một trong những cơ sở giáo dục đại học lâu đời và danh tiếng...

Tổng thống Ireland ca ngợi vai trò quan trọng và tích cực của Việt Nam trong an ninh khu vực

VOV.VN - Tối 2/10, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins đã có bài phát biểu chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại bữa tiệc tối nhân chuyến thăm cấp Nhà nước. Báo Điện tử VOV trân trọng giới thiệu phát biểu của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins   Tôi rất vinh hạnh khi được chào đón quý vị trong buổi tối ngày hôm nay. Chào mừng quý vị...

70 nhà thiết kế 3 miền trình diễn áo dài kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

VTV.vn - NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam và 70 NTK đến từ 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ cùng trình diễn các BST áo dài nhân kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội. Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 là một trong chuỗi hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đây là hoạt động thường niên của Sở Du lịch nhằm phát triển...

Hà Nội nhiều đổi thay từ sau ngày 10/10 lịch sử

  NDO - Ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 từ năm cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô. Người dân Hà Nội như vỡ òa trong khoảnh khắc lịch sử. Rừng người, từ già trẻ lớn bé, tay cầm cờ hoa hân hoan vẫy chào đoàn quân giải phóng tạo nên một không khí tưng bừng và náo nhiệt chưa từng thấy, trong tiếng loa phóng thanh đang rộn...

Cùng chuyên mục

Hơi thở kiến trúc lãng mạn của Thủ đô

Hà Nội không chỉ có 36 phố phường. Hà Nội còn có những công trình mang hơi thở của kiến trúc Pháp, tinh tế, lãng mạn và đong đầy cảm xúc hoài cổ của một giai đoạn đã qua.   Dạo quanh những con phố trung tâm Hà Nội, du khách hẳn sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp của các tòa kiến trúc mang âm hưởng cổ điển Pháp. Dù đã trải qua gần trăm năm, dường như những công...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: ‘Chiến địa’ Bắc Carolina và cuộc đấu gay cấn, ông Trump hứng ‘đòn hiểm’ từ các công tố...

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đang bám đuổi rất sát tại Bắc Carolina, một trong 7 bang chiến địa trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 5/11.   Cả cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đều 'ngang cơ' ở bang Bắc Carolina. (Nguồn: AFP)   Trong mùa bầu cử năm nay, Bắc Carolina được đánh giá là một trong 7 bang chiến địa trọng yếu khi nắm tới 16 phiếu đại cử tri, ngang với...

60 họa sĩ vẽ bức tranh dài 12m chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

TPO - Bức tranh Panorama dài 12 m với chủ đề Hà Nội: Kháng chiến - Dựng xây - Đổi mới được thực hiện bởi 60 họa sĩ thuộc 3 thế hệ. Tác phẩm được trưng bày tại Quảng trường ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tienphong.vn Nguồn: https://tienphong.vn/60-hoa-si-ve-buc-tranh-dai-12m-chao-mung-70-nam-giai-phong-thu-do-post1678612.tpo

Ông Trump tuyên bố sẽ không để tiểu bang nào cấm xe xăng

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ không để các tiểu bang cấm xe xăng, trong động thái thu hút sự ủng hộ của ngành công nghiệp xe hơi. Ông Trump: Các đối thủ không còn tôn trọng Mỹ Ông Trump vận động tranh cử tại Michigan hôm 3.10 ẢNH: REUTERS Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rằng nếu ông đắc cử, sẽ không có tiểu bang nào được cấm xe hơi và xe tải chạy bằng xăng, khi ông...

Tái hiện khoảnh khắc hào hùng ngày tiếp quản Thủ đô tại phố cổ Hà Nội

(Dân trí) - Không khí hào hùng của Ngày tiếp quản Thủ đô đã được tái hiện tại không gian bích họa phố Phùng Hưng nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, các cá nhân tổ chức chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm" tại không...

Mới nhất

Đưa điện ảnh đến với trẻ khiếm thị

Còn cô Nguyễn Thị Thanh Huệ - Hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, bày tỏ: "Qua buổi chiếu phim lần này, tôi mong muốn rạp phim sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động để...

HĐQT LPBank họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên HĐQT và Ban điều hành

Tại cuộc họp đầu tháng 10/2024, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank; mã chứng khoán: LPB) vừa có các quyết định quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, phát triển bền vững và thận...

Trải nghiệm City Bus “Tinh hoa áo dài” ngắm phố phường Hà Nội

Du khách sẽ được trải nghiệm, ngắm phố phường Hà Nội từ một góc nhìn khác thường ngày là cơ hội để nhiều người giới thiệu với bạn bè về sự phát triển của Hà Nội, về một Hà Nội văn minh, thanh lịch.Nhiều điểm nhấn trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ...

Đại biểu góp ý gì?

Sáng 4/10, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 10. Tại Phiên họp, các đại biểu đã thẩm tra dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi). Thẩm tra dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại...

Mới nhất

Đại biểu góp ý gì?