Trang chủ70 năm chiến thắng Điện Biên PhủĐiện Biên 195470 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 9: Chuyện ở...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ – Bài 9: Chuyện ở sân bay Mường Thanh và hầm Đờ Cát

TP – Như đã đề cập ở các bài trước, ngay từ khi nổ súng, nã pháo vào đồi Him Lam vào ngày 13/3/1954, Bộ Chỉ huy chiến dịch của ta đã lập tức triển khai các biện pháp để vô hiệu hóa sân bay Mường Thanh. Mất đường tiếp viện duy nhất bằng đường hàng không, các cứ điểm lần lượt thất thủ, tướng Đờ Cát không còn cách nào khác phải tuyên bố đầu hàng…

Cắt đứt yết hầu của địch

Sân bay Mường Thanh được ví như yết hầu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tại sân bay quân sự này có đến vài chục chuyến máy bay vận tải lớn (máy bay C119) từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng), Gia Lâm (Hà Nội) hạ cánh để tiếp tế quân, lương và vũ khí cho quân viễn chinh Pháp. Nếu cắt đứt được “cầu hàng không”, đường tiếp tế duy nhất này, ta sẽ ép quân Pháp vào tình thế cô lập.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 9: Chuyện ở sân bay Mường Thanh và hầm Đờ Cát ảnh 1
 

Sân bay Mường Thanh, nay là Cảng hàng không Điện Biên được đầu tư xây dựng

Theo các tài liệu được công bố, để đánh sân bay Mường Thanh, Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ của ta đã cử 5 đơn vị là Sư đoàn 312, 308, 316, 304 và 351 cùng tham gia. Trong đó, Sư đoàn 312 là đơn vị chủ công. Ông Phạm Bá Miều (94 tuổi), một cựu chiến binh Điện Biên Phủ am tường về trận địa Điện Biên Phủ, nhiều năm làm công tác tuyên giáo của tỉnh Lai Châu cũ (lúc chưa chia tách thành Điện Biên và Lai Châu) kể: Sân bay Mường Thanh có hình chữ nhật, bộ đội Sư đoàn 312 được giao nhiệm vụ đào hầm giao thông từ phía Tây sang phía Đông Nam, tạo thành một đường chéo cắt sân bay Mường Thanh. Ngoài trục chính từ Tây sang Đông Nam, bộ đội còn đào các hầm, hào theo hình xương cá và đắp các ụ chiến đấu. “Quân địch cũng biết rằng, mất sân bay đồng nghĩa với thất bại cận kề nên đã tập trung hỏa lực đánh phá để giành lại sân bay. Trên bầu trời Mường Thanh những ngày đó không lúc nào ngớt tiếng bom nổ. Ban đêm, pháo sáng như ban ngày”, ông Miều nhớ lại.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 9: Chuyện ở sân bay Mường Thanh và hầm Đờ Cát ảnh 2
 

Tướng Đờ Cát và các sĩ quan của mình đầu hàng vô điều kiện. Ảnh tư liệu

Lúc 10 giờ sáng 22/4/1954, địch đưa 3 xe tăng, 1 xe ủi đất, bộ binh theo sau quyết tâm chiếm lại sân bay Mường Thanh. Trước tình thế đó, bộ đội ta từ các đường trục, đường hầm, ụ nổi xông lên truy kích. Nhận thấy không thể kháng cự trước sức tấn công của quân ta nên địch đã rút khỏi sân bay Mường Thanh. Sư đoàn 312 đã đẩy lùi 2 tiểu đoàn, bắn cháy 1 xe tăng, phá hủy 1 xe ủi đất, bắt sống 62 tù binh và thu giữ nhiều vũ khí của địch.

Từ chiều 22/4, quân đội ta đã làm chủ sân bay Mường Thanh cho đến ngày giải phóng Điện Biên Phủ 7/5/1954. Con đường tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị cắt ra làm nhiều mảnh và vô hiệu hóa hoàn toàn.

Chuyện kể trong hầm Đờ Cát

Giới thiệu cho hàng trăm du khách đang nối nhau tham quan hầm Đờ Cát những ngày này, chị Trịnh Thị Hồng Nhung, hướng dẫn viên du lịch Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ nói: Hầm Đờ Cát là tên thường gọi của nhân dân địa phương để chỉ căn hầm làm việc của viên tướng, Tổng chỉ huy của địch tại Điện Biên Phủ – Thiếu tướng Đờ Cát. Căn hầm là công sự kiên cố nhất, được như trái tim của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Hầm dài 20m, rộng 8m, được chia thành 4 ngăn, vừa là nơi làm việc, vừa là nơi ăn nghỉ của tướng Đờ Cát và các sỹ quan cấp cao của địch.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 9: Chuyện ở sân bay Mường Thanh và hầm Đờ Cát ảnh 3
 

Lá cờ Quyết chiến, quyết thắng bay trên nóc hầm Tướng Đờ Cát.

Bao quanh phía ngoài hầm là hàng rào dây thép gai, mìn cài dày đặc. Hệ thống bảo vệ bằng các hỏa lực mạnh được bố trí ở các boong ke xung quanh. Bốn hướng của căn hầm còn được bố trí 4 chiếc xe tăng thường xuyên túc trực. Phía Tây Nam là trận địa pháo dàn hàng ngang, nhằm bảo vệ cho cơ quan chỉ huy của địch. Đặc biệt, xung quanh cơ quan “đầu não” của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ này là 4 cụm cứ điểm được bố trí phòng vệ từ xa.

Chiến sỹ Điện Biên Nguyễn Hữu Chấp (93 tuổi) hiện đang sinh sống tại Điện Biên Phủ kể lại, rạng sáng ngày 7/5, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1. Đến 9 giờ 30 phút cùng ngày, ta hoàn thành nhiệm vụ ở Đồi C2. Khi chiếm được các cao điểm, trung tâm chỉ huy của địch, nơi có hầm Đờ Cát hoàn toàn nằm dưới tầm bắn của ta. “Đó cũng là thời khắc cuối cùng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có mặt trên bản đồ quân sự”, ông Chấp nói.

Các tài liệu lịch sử viết lại, đúng 15 giờ, ngày 7/5/1954, ta mở cuộc tổng tấn công vào “sào huyệt” quan trọng nhất của địch. Lực lượng của ta chia làm các mũi tấn công. Đại đoàn 312 vượt cầu Mường Thanh, đánh từ phía Đông; Đại đoàn 308 mở đường qua sân bay đánh từ phía Tây; một mũi tấn công từ hướng Tây Nam do Đại đoàn 316 đảm nhiệm. Các mũi tấn công như những gọng kìm siết chặt vòng vây, vượt qua những làn đạn yếu ớt của quân thù tiến thẳng vào Sở chỉ huy địch. Tổ xung kích của đồng chí Tạ Quốc Luật (Đại đội trưởng Đại đội 360, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312) cùng 2 chiến sĩ Hoàng Đăng Vinh, Bùi Văn Nhỏ xông vào hang ổ cuối cùng của địch. Đồng chí Tạ Quốc Luật hạ lệnh cho địch bằng tiếng Pháp: “Giơ tay lên, hạ vũ khí xuống! Các ông đã bị bắt”. Toàn bộ sĩ quan Pháp giơ tay xin hàng, riêng Đờ Cát cố xé những tài liệu cuối cùng.

Về thời khắc trước khi tướng Đờ Cát đầu hàng quân ta, chị Trịnh Thị Hồng Nhung nói: Trước lúc bị bắt, Đờ Cát đã có cuộc nói chuyện cuối cùng bằng điện thoại với chỉ huy của mình ở Hà Nội, khẳng định “Chúng tôi sẽ không hàng”. Tướng René Cogny (tướng Cô Nhi) đã nói những lời cuối cùng với cấp dưới của mình qua điện thoại: “Tướng quân! Tất cả những gì ông đã làm được đều rất tốt, không được hàng, không được để bị bắt sống, ông phải tự sát… Cả nước Pháp sẽ ghi nhớ công lao của ông”. Ở đầu dây bên này, Đờ Cát dập gót giày đứng nghiêm hứa với Cô Nhi bằng một giọng cảm động, rằng ông ta sẽ tử thủ. Nhưng cái mệnh lệnh đó sẽ không bao giờ được thực hiện, bởi ngay sau đó, trong cuộc nói chuyện với vợ mình, bằng một giọng xúc động, Đờ Cát hứa sẽ về nhà. Để rồi, chưa đầy nửa giờ đồng hồ tiếp theo, người ta nhìn thấy những lá cờ trắng mọc lên khắp nơi; trong đó có hầm Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

70 năm sau ngày chiến thắng, sân bay Mường Thanh xưa kia được xây dựng, phát triển thành Cảng hàng không Điện Biên. Bà Lò Thị Yên, Giám đốc Cảng hàng không Điện Biên cho biết, sân bay Mường Thanh được thực dân Pháp xây dựng từ thập kỷ 40 của thế kỷ trước với mục đích khống chế miền núi Tây Bắc, chi viện cho tuyến phòng thủ biên giới Bắc Đông Dương. Đó là sân bay quân sự, sân bay phục vụ chiến tranh xâm lược. Nay, sân bay phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch cho Điện Biên. Hiện, mỗi ngày, sân bay khai thác từ hai đến ba chuyến trên chặng Hà Nội – Điện Biên và một chuyến chặng TP Hồ Chí Minh – Điện Biên. Hành khách qua cảng hiện đạt gần 1.000 khách/ngày.

Tienphong.vn

Cùng chủ đề

Những sự kiện nổi bật chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một sự kiện trọng đại, không chỉ có ý nghĩa đối với Cách mạng Việt Nam, mà còn trở thành bản anh hùng ca bất hủ thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta,...

Nguyễn Á đưa ký ức chiến thắng Điện Biên Phủ vào ảnh

Là tập sách ảnh thứ 20 nên sách ảnh '70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca' vẫn chuyên nghiệp, bao quát và chi tiết như phong cách của Nguyễn Á. Tác giả - nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á (bên phải) dìu cựu chiến binh Điện Biên Phủ Nguyễn Thị Ngọc Toản - nhân vật trong ảnh đám cưới độc đáo trên nóc xe tăng tại Điện Biên Phủ - tại buổi triển lãm...

Dư âm từ ngày hội non sông

Đã gần 2 tháng trôi qua kể từ đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng với những nghệ sĩ, sự kiện này vẫn chưa phải dừng lại. Tập sách ảnh 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca (NXB Thông tấn) của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á giống như một sự nối dài cảm hứng từ đại lễ vừa qua. Để thực hiện tập sách...

Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên diễn ra vào giữa tháng 8/2024

Trong khuôn khổ Chương trình sẽ diễn ra các hoạt động quảng bá, xúc tiến văn hóa, du lịch Hà Nội tại TP. Điện Biên Phủ như: Lễ Khai mạc diễn ra vào lúc 20h ngày 9.8 tại Quảng trường 7/5, TP. Điện Biên Phủ, được truyền hình trực tiếp trên sóng các Đài Phát thanh và...

[Ảnh] Những bóng hồng tham gia Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Nổi bật trong đoàn diễu binh Tổng duyệt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), những bóng hồng trong khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ. Chủ nhật, ngày 05/05/2024 - 15:01 Sáng 5/5, tại sân vận động Điện Biên (TP Điện Biên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vẻ đẹp cổ kính của ngôi làng trăm tuổi giữa lòng đô thị hiện đại

TPO - Giữa đô thị hiện đại Đà Nẵng, làng cổ Phong Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang níu chân du khách bởi sự bình yên, hồn hậu với những nét cổ kính được gìn giữ qua nhiều thế hệ. 10/11/2024 | 05:30 Đà Nẵng: ...

Nườm nượp đi check-in hoa dã quỳ ở ngoại ô Hà Nội

TPO - Hằng năm, cứ vào cuối thu khi hoa dã quỳ vào độ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống, thuần khiết khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều bạn trẻ lại rủ nhau tới đây chụp ảnh với mong muốn lưu lại khoảnh khắc mà chỉ xuất hiện vào dịp này 09/11/2024 | 17:11 ...

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Hơn 15 giờ hôm 9-11, bầu trời TP Thủ Đức (TP HCM)...

Quảng Ninh sửa ‘Cung con rùa’ chuẩn bị cho giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á

TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng 11 để chuẩn bị cho tổ chức Giải vô địch Taekwondo Cảnh sát Châu Á. TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng 11 để chuẩn bị cho tổ chức Giải vô địch Taekwondo Cảnh sát Châu Á. ...

Cầu hơn 500 tỷ ở cửa ngõ phía nam TPHCM bao giờ thông xe?

TPO - Công trình xây dựng cầu Rạch Đỉa mới nối huyện Nhà Bè với quận 7 đang được hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để thông xe phục vụ người dân vào cuối năm nay. Khi nào “xóa” cầu sắt cũ trên trục đường Lê Văn Lương? Ngoài cầu Rạch Đỉa và Long Kiểng, trên đường Lê Văn Lương - tuyến đường quan trọng nối liền huyện Nhà Bè (TPHCM) và tỉnh Long An, còn...

Bài đọc nhiều

Ngày 30/3/1954: Đợt tiến công thứ 2 vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu

Tại cứ điểm C1, cuộc tiến công của Trung đoàn 98 dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Vũ Lăng diễn ra nhanh chóng. Chỉ sau 15 phút, ta đã dọn xong cửa mở qua 7 lần rào thép gai. Chớp thời cơ, quân ta chỉ bằng một đợt xung phong đã chiếm được lô cốt cao nhất, tiểu đội trưởng mũi nhọn Nguyễn Thiện Cải cắm lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” lên nóc sở chỉ huy...

Nơi lưu giữ giá trị lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là công trình văn hóa, nơi lưu giữ hàng nghìn tài liệu, hiện vật gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Vnews Nguồn

Đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 15/3/2024, Tiểu ban an ninh, trật tự (ANTT) Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và một số hội nghị, sự kiện lớn năm 2024 của Bộ Công an đã tổ chức Phiên họp triển khai công tác bảo đảm ANTT. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Tiểu ban ANTT dự, chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có đồng chí Lò Văn Phương, Chủ...

‘Đánh thức’ ký ức 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Công tác gìn giữ, bảo quản hiện vật lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ đã được các cấp, các ngành tỉnh Điện Biên nỗ lực thực hiện trong nhiều năm qua. vtv.vn Nguồn

Điện Biên Phủ trong ký ức người lính cao xạ đầu tiên (kỳ cuối)

(Dân trí) - Khi biết quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ chỉ có một đường tiếp tế duy nhất là đường hàng không, các tiểu đoàn pháo cao xạ của Việt Minh đã đánh thẳng vào điểm yếu chí tử này.   Cuộc hành quân từ Trung Quốc về đến Tuần Giáo đầy khó khăn, nhưng pháo được kéo bằng ô tô nên không tốn sức binh lính. Từ điểm tập kết Tuần Giáo vào đến trận địa Điện Biên...

Cùng chuyên mục

Những người kể chuyện về Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” để lại cho Điện Biên Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với hơn 40 điểm di tích thành phần. Các điểm di tích lịch sử cùng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nòng cốt để tỉnh Điện Biên phát triển du lịch. Tại các điểm di tích, đội ngũ hướng dẫn viên không chỉ đóng vai trò cầu nối,...

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt

TPO - Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/dien-bien-phu-nhung-dau-an-dac-biet-post1634705.tpo

Mới nhất

Thanh Hương kể chuyện tình yêu Chí Phèo, Thị Nở bằng âm nhạc

(Dân trí) - Tối 9/11, ca sĩ Thanh Hương giới thiệu MV "Chuyện của Chí Phèo". Sản phẩm được phát hành trên các nền tảng mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của khán giả. Sau khi tham gia chương trình Sàn chiến giọng hát 2024, Thanh Hương quyết định theo đuổi sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp....

300 gian hàng tại Hội chợ Xúc tiến thương mại gắn với Lễ hội Ok Om Bok

Hội chợ Xúc tiến thương mại, sản phẩm công nghiệp nông thôn và OCOP gắn với Lễ hội Ok Om Bok Trà Vinh năm 2024, thu hút 300 gian hàng của 165 doanh nghiệp. Cụ thể, tối 9/11, tại quảng trường Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương Trà Vinh đã tổ chức khai mạc...

Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100-300 đồng/kg; giá gạo biến động

Giá lúa gạo hôm nay 10/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và gạo. Tuần qua, giá lúa tăng, giảm trái chiều; giá gạo biến động. Giá lúa gạo hôm nay ngày 10/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa và...

Mới nhất

CLB chủ quản lên tiếng!