Trong cuộc sống hàng ngày và giao lưu giữa người với người, tham gia bữa tiệc chung vui hoặc được mời làm khách là chuyện thường tình.
Cho dù cuộc hẹn bạn bè hay buổi họp mặt giao lưu đồng nghiệp, hay khi được mời tới bữa ăn do người khác tổ chức, bất kể mối quan hệ có tốt hay thân thiết đến đâu, vẫn phải kiêng kị một số hành vi.
1. Đi người không đến
Đa số chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi các quy tắc giao tiếp xã hội từ cha mẹ mình trong suốt quá trình lớn lên.
Ví dụ, khi nhờ ai đó làm việc gì, bạn thường đáp lễ bằng một món quà nhỏ để bày tỏ sự biết ơn. Khi nhận được quà từ đối phương, bạn cũng cần đáp lại một cách lịch sự. Trong cuộc sống, việc làm này thường được mọi người gọi rằng “có đi có lại mới toại lòng nhau”.
Khi được mời đến nhà dùng bữa nhằm để chủ nhà trả ơn bạn, họ thường kèm câu nói “Không cần mang gì đâu nhé”. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn đến bữa ăn đó tay không.
Dù mối quan hệ giữa 2 người có thân thiết đến đâu, bạn cũng không nên tay trắng đi đến bữa ăn được mời tại nhà.
Thực tế, không phải chủ nhà cần món quà của bạn. Điểm đáng chú ý là việc đi cùng món quà là cách bạn thể hiện thái độ cảm ơn đến chủ nhà vì bữa tối và lời mời.
2. Kén chọn
Mỗi người có một khẩu vị khác nhau, đôi khi không phải do hương vị và chất lượng của món ăn mà chỉ là bạn không thích.
Người thích ăn chay, ăn rau đương nhiên sẽ không có cảm giác thèm ăn khi trước mặt là các món thịt. Vì vậy, nếu được mời đến nhà đối phương dùng bữa, đừng bình luận về chất lượng hay thậm chí hình thức của món ăn, càng không nên đi lang thang khắp nhà một cách tùy tiện vì tự cho mình là “thân thiết như người nhà”.
Mối quan hệ tốt đến mấy, nhưng ai cũng đều có cuộc sống riêng, nhiều thứ không muốn nói ra và chia sẻ.
Hơn nữa, nhiều người còn không thích người khác động chạm vào đồ đạc của mình. Do đó, khi ngồi trên bàn ăn hay bước vào nơi ở của người khác, hãy biết chừng mực và lịch sự.
Đi nhà hàng, đã làm khách thì cứ thuận theo ý người mời, đừng kén chọn hay thậm chí chỉ định địa điểm ăn uống.
Nếu đối phương quan tâm, đương nhiên sẽ hỏi ý kiến của bạn và bạn có thể đưa ra ý muốn của mình nhưng cũng không nên cưỡng ép, cưỡng cầu.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp một số người lúc nào cũng tự cho bản thân là đúng, thích ai cũng nghe theo ý mình. Song đây hoàn toàn là biểu hiện của EQ thấp, chưa biết suy nghĩ và tôn trọng người khác.
3. Nhận xét về các món ăn
Bạn cần nhớ rằng mình được mời đến bữa ăn tại nhà chứ không phải dùng bữa tại nhà hàng. Mời mọi người đến nhà ăn đãi cơm thực tế là món quà đáp lễ của chủ nhà. Đồng thời nó cũng thể hiện thái độ và thể diện của chủ nhà. Song một số người do tính cách thẳng thắn nên họ thường thoải mái nhận xét về chất lượng món ăn như đang ở quán ăn.
Trên thực tế, việc làm này khiến gia chủ cảm thấy khó xử, thậm chí ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa 2 người. Bởi việc bạn tuỳ tiện đánh giá món ăn thực chất ám chỉ rằng lòng hiếu khách của chủ nhà không tốt, không đủ làm bạn hài lòng.
4. Dẫn theo người khác
Có lẽ bạn đã từng gặp phải trường hợp: Mời một người, nhưng đến hai người.
Bạn tốt bụng và muốn “thêm bạn thêm vui”, tạo dựng nhiều mối quan hệ. Hoặc chỉ đơn giản là muốn người bạn của mình trải nghiệm không khí vui vẻ, ăn bữa ngon, nhưng đừng quên ai là người làm chủ trong bữa tiệc này, trừ phi đối phương đã mở lời bạn có thể dẫn người khác theo.
Thật lòng mà nói, sở hữu nhiều mối quan hệ có thể mang lại thêm cơ hội, nhưng không phải ai cũng thích trên bàn ăn, trong buổi chung vui lại có thêm người lạ mặt.
Vậy nên, khi được mời đến cuộc vui nào đó, nếu muốn dẫn thêm người, hãy hỏi trước ý kiến của chủ bữa tiệc. Song tốt nhất, điều này vẫn là không nên!
5. Khoe khoang bản thân
Trên bàn ăn, nhiều người vì vui, thuận miệng mà có lúc thích khoe khoang. Thế nhưng khoe càng nhiều, khuyết điểm của bạn lộ càng rõ.
Đây là thói quen xấu, nếu càng cố ngụy trang lên mặt để tạo vinh quang cho bản thân thì chỉ càng chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của mình.
Do đó trên bàn ăn, mọi người nên học cách kiểm soát suy nghĩ và lời nói của bản thân để tránh chuốc lấy rắc rối cho bản.
Đặc biệt, việc khoe khoang về tham vọng của bản thân, thành tích cá nhân hay tài sản chỉ khiến bạn rước thêm điều tiếng vào người.
6. Sử dụng điện thoại khi dùng bữa
Không ít người có thói quen sử dụng điện thoại khi ăn cơm. Nếu thực sự bận rộn, bạn nên hoàn thành công việc trước khi đến dùng bữa.
Nếu không, bạn cần trân trọng bữa ăn chủ nhà mời, ngồi xuống dùng bữa một cách vui vẻ, thoải mái và giao lưu với mọi người.
Thực tế bữa ăn không đơn thuần chỉ để no bụng mà còn là nơi để gắn kết tình cảm, mối quan hệ giữa các cá nhân.
Trong bữa ăn, bạn có thể dành thời gian để hỏi thăm chủ nhà, hay dành lời khen cho bữa ăn. Thay vì suốt bữa ăn không ai nói với ai câu nào, việc trò chuyện, lắng nghe người khác sẽ thú vị hơn nhiều.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/6-dieu-nguoi-eq-cao-deu-khong-lam-khi-duoc-moi-den-nha-an-com-nhung-nguoi-eq-thap-rat-de-pham-phai-172240911150920676.htm