Trang chủNewsChính trị6 chính sách lớn trong dự án Luật Điện lực sửa đổi

6 chính sách lớn trong dự án Luật Điện lực sửa đổi


Tại phiên họp, trình bày Tờ trình dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực, vừa qua Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn.

truong-thanh-hoai.jpg
Ông Trương Thanh Hoài phát biểu tại phiên họp.

Theo đó, thứ nhất, quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. Thứ hai, phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Thứ ba, hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực. Thứ tư, quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường. Thứ năm, quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện. Thứ sáu, an toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Dự thảo Luật Điện lực bao gồm 9 chương với 121 điều. Trong đó, kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện; bỏ 4 điều (tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực; thanh tra điện lực); gộp 4 điều vào các điều khác (chủ yếu về nội dung chính sách phát triển về đầu tư, tiết kiệm điện và giá điện).

Bên cạnh đó, bổ sung 59 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, các chính sách về năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió), năng lượng mới với điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp (như hydrogen), cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần.

le-quang-huy-1-.jpg
Ông Lê Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Thẩm tra dự án Luật, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đề nghị, để bảo đảm đồng bộ giữa phạm vi điều chỉnh cũng như nội dung dự thảo Luật với 6 chính sách đã được thông qua, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát, đánh giá tác động đối với những quy định ngoài 6 chính sách được thông qua, bổ sung các quy định có liên quan đến lĩnh vực hoạt động điện lực trong dự thảo Luật phù hợp với thực tiễn của Việt Nam như quy định về giá điện hai thành phần, chuyển dịch năng lượng, an toàn thông tin, an ninh mạng phục vụ điều hành, vận hành hệ thống điện, phát triển, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng.

Về cơ chế xử lý đối với các dự án nguồn điện chậm tiến độ (Điều 17), Thường trực Ủy ban này nhận thấy, các nội dung quy định tại Điều 17 dự thảo luật nằm ngoài nội dung của chính sách về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về sự cần thiết đưa quy định về xử lý các dự án chậm tiến độ vào Luật này hay quy định tại các văn bản chỉ đạo, điều hành về xử lý các tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, đề nghị giải trình rõ việc xử lý các dự án chậm tiến độ cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đầu tư.

Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường đề nghị làm rõ trách nhiệm bộ, ngành trong việc chậm lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án điện. Đồng thời, quy định rõ tiêu chí về lựa chọn chủ đầu tư các công trình điện (nguồn điện, lưới điện) thông qua phương thức đấu thầu; trong đó, quy định rõ cơ sở, phương pháp xác định tiêu chí giá điện (theo giá thấp nhất), trách nhiệm của chủ thể quyết định tiêu chí giá điện để đấu thầu. Trường hợp lựa chọn chủ đầu tư theo phương thức đấu thầu cần quy định rõ về nguyên tắc huy động cũng như giải pháp về kinh tế phù hợp nếu giá điện trúng đấu thầu quá cao gây thiệt hại cho bên mua điện.

Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường cũng cho rằng, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới là cần thiết, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung các nguyên tắc như: bảo đảm an ninh cung cấp điện và an toàn hệ thống điện; đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng của hệ thống điện; đồng bộ kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.



Nguồn: https://daidoanket.vn/6-chinh-sach-lon-trong-du-an-luat-dien-luc-sua-doi-10288293.html

Cùng chủ đề

Sẽ giảm tối đa độc quyền trong ngành điện

Hồi âm băn khoăn của đại biểu Quốc hội là sửa Luật Điện lực có chống được độc quyền không, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Nhà nước sẽ chỉ giữ độc quyền một số lĩnh vực xương sống, như điều độ và vận hành hệ thống điện, còn lại sẽ xã hội hóa. Nhà nước chỉ độc quyền các lưới điện cao áp,...

Quy định rõ nguyên tắc, lộ trình về cải cách giá điện trong Luật Điện lực

Trình bày tờ trình Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, Dự Luật gồm 9 chương với 121 điều, trong đó, kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều, bỏ 4 điều, gộp 4 điều vào các điều khác. Dự Luật bổ sung 59 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án...

Đề xuất cơ chế tính giá điện để điều chỉnh hành vi sử dụng

Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN kiến nghị áp dụng cơ chế tính giá điện theo thời điểm huy động hoặc bậc thang để điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ tiêu dùng. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh: Minh Khôi Ngày 15.7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp...

Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Chuyên gia kinh tế PGS. TS Nguyễn Thường Lạng đã có những chia sẻ với phóng viên (PV) báo Công Thương về Quy hoạch điện VIII và kế hoạch thực hiện Quy hoạch vừa được phê duyệt. Thưa chuyên gia, ông đánh giá thế nào về vai trò của Quy hoạch điện VIII trong quá trình phát triển đất nước? Quy hoạch điện VIII không chỉ thuần túy về điện mà còn là về năng lượng. Nó...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghiên cứu sửa Luật Cán bộ, công chức, viên chức

Gửi kiến nghị đến Bộ Nội vụ, cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị Bộ Nội vụ tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức theo hướng quy...

Bảo tồn, trồng lại cây xanh quý hiếm sau bão số 3

Công văn yêu cầu các đơn vị được giao tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị để triển khai giải tỏa cây đổ, cành gãy để đảm bảo an toàn giao thông. Trước mắt phải thực...

Duy trì thường xuyên việc dạy và học tiếng dân tộc

Từ năm học 2024 - 2025, đến hết năm học 2029 - 2030, tỉnh Bắc Giang phấn đấu 100% các trường học vùng đồng bào DTTS và miền núi tổ chức được lớp học tiếng dân tộc và...

Chèo kayak vãn cảnh Vung Viêng

Nguồn: https://daidoanket.vn/cheo-kayak-van-canh-vung-vieng-10289623.html

Ổn định nền nếp học tập cho năm học mới

Ghi nhớ nội quy trường, lớpKhi bắt đầu một năm học mới, việc duy trì ổn định nền nếp là rất quan trọng để tạo ra môi trường học tập hiệu quả và lành mạnh. Ghi nhận tại...

Bài đọc nhiều

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Trao Quyết định số 1517-QĐ/TW, ngày 27/8/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định đồng...

Nghiên cứu sửa Luật Cán bộ, công chức, viên chức

Gửi kiến nghị đến Bộ Nội vụ, cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị Bộ Nội vụ tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức theo hướng quy...

Những thành quả và định hướng

Mối quan hệ thủy chung, trong sáng giữa Việt Nam và Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Với tinh thần "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa", Việt Nam và Lào luôn ủng hộ và giúp đỡ nhau trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga vì hòa bình và phát triển

Diễn ra trong bối cảnh năm 2024, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025, chuyến thăm là dấu mốc quan trọng, góp phần nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, đồng thời là bước tiếp nối...

Thi đua xây dựng lực lượng Hậu cần Quân đội tinh, gọn, mạnh

Cùng dự, có các đại biểu là lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Về phía Tổng cục Hậu cần, có các đồng chí: Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Trung tướng Đỗ Văn Thiện, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Hậu cần; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, chỉ huy,...

Cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Huy Dũng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên và lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. Trao Quyết định số 1517-QĐ/TW, ngày 27/8/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định đồng...

Nghiên cứu sửa Luật Cán bộ, công chức, viên chức

Gửi kiến nghị đến Bộ Nội vụ, cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị Bộ Nội vụ tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức theo hướng quy...

Bảo tồn, trồng lại cây xanh quý hiếm sau bão số 3

Công văn yêu cầu các đơn vị được giao tập trung toàn bộ nhân lực, trang thiết bị để triển khai giải tỏa cây đổ, cành gãy để đảm bảo an toàn giao thông. Trước mắt phải thực...

Lễ đón chính thức Tổng thống Guinea-Bissau thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló và Phu nhân đã đến thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5-8/9. Chiều 6/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống nước Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló...

Thi đua xây dựng lực lượng Hậu cần Quân đội tinh, gọn, mạnh

Cùng dự, có các đại biểu là lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Về phía Tổng cục Hậu cần, có các đồng chí: Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần; Trung tướng Đỗ Văn Thiện, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Hậu cần; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, chỉ huy,...

Mới nhất

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng

(MPI) - Trình bày báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) 8 tháng tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, được các tổ chức quốc tế, doanh...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đi kiểm tra, xem xét, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại...

(MPI) - Trong hai ngày 07 - 08/9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, đã dẫn đầu đoàn công tác tới thăm, động viên, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Chuyến đi nhằm...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 9/9/2024: Bất ngờ ở nhà băng có kỳ hạn dài lãi cao

Sau khi tăng lãi suất huy động vào ngày 5/9 vừa qua từ 0,2-0,6%/năm các kỳ hạn từ 1-36 tháng, Dong A Bank đã trở thành một trong số những ngân hàng dẫn đầu về lãi suất huy động các kỳ hạn từ 12-36 tháng. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng hiện là 5,8%/năm, kỳ...

8 tháng năm 2024: Hơn 11,4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam

Tính chung 8 tháng năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.Lào Cai: Sa Pa tạm dừng đón khách tại các điểm du lịch“Hậu trường” đoàn 4.500 khách...

Mới nhất