Trang chủKinh tếNông nghiệp50 tỷ đồng bán tín chỉ carbon rừng đã nằm trong tài...

50 tỷ đồng bán tín chỉ carbon rừng đã nằm trong tài khoản, tỉnh Quảng Trị chưa biết chi thế nào do vướng quy định


Tiền tín chỉ carbon “mắc kẹt”

Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải là một trong những đơn vị quản lý rừng lớn nhất tại tỉnh Quảng Trị. Ban này quản lý tổng cộng 21.000ha rừng, trong đó có hơn 11.000ha rừng tự nhiên được chi trả tiền tín chỉ carbon. Năm 2023, đơn vị này nhận được 1,5 tỷ đồng tiền tín chỉ carbon từ Ngân hàng Thế giới. Số tiền này được chuyển về tài khoản của đơn vị từ hơn nửa năm nay nhưng đến bây giờ vẫn chưa thể chi trả cho cộng đồng.

Cần khơi thông dòng tiền tín chỉ carbon, góp phần bảo vệ rừng- Ảnh 1.

Tỉnh Quảng Trị có diện tích rừng tự nhiên rất lớn, là điều kiện tốt để khai thác tín chỉ carbon. Ảnh: N.V

Ông Nguyễn Ngọc Hùng – Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải cho biết, nếu số tiền này không vướng thì sẽ được sử dụng để chi trả các khoản chi phí quản lý hoạt động khoán bảo vệ rừng, hoạt động hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng có tham gia thỏa thuận quản lý rừng, hỗ trợ UBND xã có tham gia thỏa thuận quản lý rừng, thực hiện các biện pháp lâm sinh như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, hỗ trợ tuyên truyền tập huấn…… Tuy nhiên, các kế hoạch vẫn đang nằm trên giấy vì vướng quy định của Nghị định 107.

Ông Hùng cho biết, Nghị định 107 quy định, không chi trả chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách Nhà nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay đa số diện tích rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng Trị đã được bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước để bảo vệ rừng. Mức kinh phí ngân sách chi trả để bảo vệ rừng từ 300.000 – 400.000 đồng/ha tuỳ tình hình của từng xã. Vì vậy, nếu chi thêm tiền tín chỉ carbon sẽ trở thành chi chồng chéo, vi phạm Nghị định 107.

Để gỡ vướng, Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải đã lập phương án, chi 50 triệu đồng cho mỗi thôn, bản ở gần rừng và tham gia bảo vệ rừng thuộc 3 xã Vĩnh Hà, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê. Số tiền này sẽ phục vụ xây dựng, mua sắm công trình phúc lợi cộng đồng, do thôn, bản tự đề xuất. Số tiền còn lại, Ban sẽ đầu tư các công trình lâm sinh, trồng cây rừng bản địa… Thế nhưng, phương án “phá băng” này vẫn còn trên giấy, chưa được duyệt.

Ông Trần Xuân Dưỡng – Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Trị cho biết, hơn 126.692ha rừng của tỉnh này được chi trả tín chỉ carbon. Tỉnh đã nhận về hơn 50 tỷ đồng nhưng đang “mắc kẹt”.

Cần sửa đổi Nghị định 107

Tại Quảng Bình, Công ty lâm công nghiệp Long Đại vẫn đang đau đầu vì chưa thể chi trả 21 tỷ đồng tiền tín chỉ carbon cho hơn 57.000ha rừng tự nhiên. Khoản tiền lớn từ Ngân hàng Thế giới đã được chuyển về tài khoản của đơn vị từ hơn nửa năm nay. Lý do cũng tương tự như Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải nêu ở trên.

Cần khơi thông dòng tiền tín chỉ carbon, góp phần bảo vệ rừng- Ảnh 2.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, Sở NNPTNT, cơ quan liên quan và các chủ rừng luôn quan tâm đến việc bảo vệ, phát triển rừng bền vững. Ảnh: N.V

Toàn tỉnh Quảng Bình có 11.411 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; 23 chủ rừng là tổ chức và 71 Ủy ban nhân dân cấp xã trong diện được chi trả tiền tín chỉ carbon. Trong đó, các chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ và các công ty lâm nghiệp gặp khó khi chi trả tiền tín chỉ carbon vì vướng nghị định 107.

Ông Phan Văn Phước – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện mức trần chi trả bảo vệ rừng theo quy định mới nhất ở mức cao nhất lên đến 800.000 đồng/ha. Nhưng thực tế mức chi trả của các chương trình bảo vệ rừng khác cũng hưởng từ ngân sách Nhà nước hiện mới ở mức 300.000 đồng/ha. Nếu tính khoản chi trả từ tín chỉ carbon để đạt mức trần 800.000 đồng/ha sẽ giúp nâng cao thu nhập và ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ rừng.

Theo ông Phước, để nâng cao hiệu quả khai thác tín chỉ carbon, góp phần bảo vệ rừng bền vững, thời gian tới các cơ quan trung ương cần nghiên cứu, sửa đổi nghị định 107, giúp khơi thông dòng tiền tín chỉ carbon.

Lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị cho biết, đã kiến nghị Bộ NNPTNT tháo gỡ những quy định gây vướng mắc ở Nghị định 107, rất mong sẽ sớm có giải pháp tháo gỡ.





Nguồn: https://danviet.vn/50-ty-dong-ban-tin-chi-carbon-rung-da-nam-trong-tai-khoan-tinh-quang-tri-chua-biet-chi-the-nao-do-vuong-quy-dinh-20240906165102842.htm

Cùng chủ đề

Vì cuộc sống xanh hơn

Với sự bùng nổ về nhu cầu tín chỉ carbon sau Hội nghị COP26, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thị trường này, tạo ra tín dụng carbon chất lượng cao để bán trong khu vực và toàn cầu.

Vướng quy định chi trả kinh phí bán tín chỉ carbon rừng, Quảng Bình có văn bản kiến nghị Bộ NNPTNT

Liên quan tới việc tỉnh Quảng Bình nhận được hơn 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon (giai đoạn 2023 - 2025) tuy nhiên việc chi trả gặp nhiều khó khăn do các quy định còn chồng chéo và chưa sát thực tế, lãnh...

Tháo gỡ rào cản pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

Doanh nghiệp đang chờ hành lang pháp lý Theo một cuộc khảo sát, có hơn 50% doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ biết sơ qua về hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải và thị trường carbon, nhưng không nắm rõ cách thức hoạt động. Hệ thống pháp lý hiện hành chưa cung cấp đủ hướng dẫn và quy định cụ thể về quy trình giao dịch, quản lý và giám sát tín chỉ carbon, khiến doanh...

Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường carbon

Sáng 4/8, Tạp chí Công thương (Bộ Công thương) tổ chức Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy tham gia thị trường carbon của doanh nghiệp ngành công thương”. Tại tọa đàm, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội thảo luận, khuyến nghị các giải pháp phát triển và vận hành hiệu quả thị trường carbon, thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp ngành công thương nói riêng...

Triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Giá thành sản xuất 1kg lúa đã giảm 7%-20%

Ngày 4-9, tại tỉnh Sóc Trăng, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị sơ kết mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (gọi tắt Đề án). Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), trong vụ hè thu và thu đông 2024, đơn vị đã phối hợp 5 tỉnh, thành gồm TP Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp và Kiên Giang triển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

NSƯT Hoàng Tùng chạm sâu vào cảm xúc khi hát về “cha mẹ già”

"Cha mẹ tôi già" không chỉ tôn vinh công lao trời biển của cha mẹ luôn dành cho con cái, mà ở đó còn là những ký ức về tuổi thơ, những lo toan, tần tảo, hy sinh của cha mẹ dành hết cho con cái....

Lào Cai cho học sinh đi học trở lại sau mưa lũ

Clip: Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường, TP.Lào Cai chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ. Nguồn: Trần Hạnh.Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Lào Cai cho biết, sáng 16/9, có 520/598 trường học đã tổ chức cho học...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Bài đọc nhiều

Mùa nước nổi Long An, ra ruộng mênh mông xem nông dân bắt cá đồng, có cá linh, cá rô, cá sặc rằn

9 giờ sáng, bỏ mấy tay lưới xuống vỏ lãi, anh Nguyễn Văn Sang (xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) hối tôi: "Lẹ lẹ lên, chút nắng gắt là da cháy đen bây giờ. Người thành phố hay sợ đen chứ nông dân như...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

dồn sức sản xuất cây vụ Đông, không để ruộng đồng bỏ hoang

Tích cực khắc phục sau thiên tai Trong cơn bão số 3, huyện Phúc Thọ không ghi nhận thương vong về người và thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn. Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến hơn 1.000ha lúa bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Cùng chuyên mục

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Cái bắt tay với nông dân

Doanh nhân, mặc dù đương đầu với bao sóng gió thương trường, cũng lao tâm khổ tứ, nhưng chắc vẫn có nhiều điều kiện hơn người nông dân. Hiểu biết nhiều hơn do được đi đây đi đó. Đời sống phần nào cũng khá giả hơn,...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

Lũ bất ngờ xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Khí tượng phát ngay cảnh báo

Cụ thể, theo bản tin cảnh báo lũ sông Cửu Long của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sáng 16/9, hiện nay, mực nước sông Mê Công đang lên nhanh. Mực nước tại một số trạm chính như sau:Lúc 07 giờ ngày...

Cam Cao Phong, cam đặc sản Hòa Bình cây thấp tè trái ra quá trời, nước lũ rút, nắng lên quả bị nứt

Những ngày này, vợ chồng chị Đặng Thị Mai, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình) tất bật vệ sinh vườn, chống dựng những cây cam bị nghiêng đổ, bật gốc và thu dọn những trái cam rụng để mang...

Mới nhất

‘Từ khi làm Phó Thủ tướng tôi ký văn bản của Bộ Nội vụ nhiều nhất’

Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết: "Từ khi làm Phó Thủ tướng, tôi ký văn bản cho ý kiến liên quan đến lĩnh vực của Bộ Nội vụ đầu tiên và nhiều nhất, không có văn bản gì để trên bàn tôi quá 2 ngày". Đó là chia sẻ của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khi làm...

Tiểu sử đồng chí Lê Ngọc Châu, tân Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 989/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 16/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 989/QĐ-TTg...

Học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

Ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 (Yagi) để chủ động phòng tránh, ứng phó....

Chuyên gia Nhật Bản chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản tại Bệnh viện 19-8

TS.BS Masao Hashimoto, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Trung tâm Quốc gia về sức khỏe và Y khoa toàn cầu (Nhật Bản) vừa có buổi chuyển giao kỹ thuật nội soi siêu âm phế quản chọc hút bằng kim nhỏ...

Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Mới đây, một phụ huynh của Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đăng lên mạng xã hội hình ảnh các khoản tiền thu trong buổi họp phụ huynh. Trong đó, khoản tiền “bảo trì ti vi” mức 100.000 đồng/học sinh khiến phụ huynh bức xúc. Tại buổi họp phụ huynh hôm qua (15/9), một số...

Mới nhất