Kết nối giao thương miền Trung – Tây Nguyên với doanh nghiệp xuất khẩu, tổ chức xúc tiến thương mại Các “ông lớn” bán lẻ “mách nước” cho sản phẩm miền Trung – Tây Nguyên đi vào siêu thị |
Sáng 12/5, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố Kết quả tài trợ đợt 1 và mời nộp Đề xuất tài trợ đợt 2, trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh (Chương trình ICG) thuộc Hợp phần 3, Dự án Chính sách thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam do Chính phủ Thụy Sĩ tài trợ.
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết dự án SwissTrade là chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và và vừa Việt Nam |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, Dự án Chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ” (sau đây gọi tắt là Dự án SwissTrade) là chương trình hỗ trợ kỹ thuật về thương mại trong 4 năm (từ 2021-2024) do Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ (SECO) tài trợ với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm và giảm tỷ lệ đói nghèo thông qua tăng cường hoạt động thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua cải thiện các điều kiện khung thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, tăng cường cơ chế đối thoại công tư và phát triển hệ sinh thái năng động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu.
Dự án có 3 hợp phần, gồm Hỗ trợ Bộ Công Thương xây dựng Chiến lược nhập khẩu hàng hóa; Đánh giá hiện trạng triển khai các diễn đàn đối thoại công tư; Xây dựng và triển khai Chương trình hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong đó, Cục Xúc tiến thương mại được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ triển khai các hoạt động thuộc hợp phần 3 của Dự án SwissTrade, đó là tập trung xây dựng và triển khai “Chương trình Hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh – gọi tắt là chương trình ICG” với mục đích tăng cường năng lực dịch vụ xuất khẩu, thông qua tài trợ cho các Tiểu dự án của Tổ chức hỗ trợ kinh doanh (BSO) ở cả khu vực công và tư. Chương trình ICG dự kiến sẽ tài trợ từ 10-15 Tiểu dự án, được lựa chọn thông qua một quy trình cạnh tranh và triển khai qua 3 đợt mời nộp đề xuất dự án. Quy mô tài trợ tối đa là 150.000 USD/Tiểu dự án trong thời gian từ 12 – 24 tháng.
Chương trình ICG khởi động tháng 7/2022, qua quá trình tuyển chọn, phỏng vấn, Ban Quản lý dự án, Cục Xúc tiến thương mại và các chuyên gia đã lựa chọn được 5 đơn vị nhận tài trợ đợt 1 từ chương trình ICG.
Tại Hội nghị, Cục Xúc tiến thương mại đã công bố danh sách 5 tiểu dự án đủ điều kiện được lựa chọn nhận tài trợ gồm: Hiệp hội Dệt may Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Giáo dục MVV với dự án đề xuất “Chương trình tư vấn chuyên sâu áp dụng công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong và ngoài ngành dệt may tại VN”; Viện Nghiên cứu Tổ chức và Kinh tế số (RIDE) với đề xuất “Trợ lý số hướng dẫn ghi nhãn vật lý và nhãn điện tử cho thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU”; Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Smart Hub đề xuất “Xuất khẩu thông minh thực phẩm – Đồ uống Việt Nam (TASTY Vietnam); Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đề xuất “Thúc đẩy thương mại xanh thông qua chuyển đổi số”; Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ – Trường ĐH Bách Khoa phối hợp với Công ty Cổ phần công nghệ MIDEAS với đề án đề xuất “Giải pháp trợ lý ảo thông minh trả lời tự động cho Cục Xúc tiến thương mại và doanh nghiệp xúc tiến thương mại”.
Cục Xúc tiến thương mạ giới thiệu về quy trình, thủ tục, tiêu chỉ để nộp hồ sơ đề xuất xin tài trợ chương trình hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh đợt 2 |
Cũng tại chương trình, Cục Xúc tiến thương mại “Thông báo mời nộp đề xuất xin tài trợ Chương trình hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh đợt 2” và các tài liệu hướng dẫn quy trình, thủ tục, tiêu chí của Chương trình.
Dự kiến Chương trình ICG sẽ tiếp tục tài trợ từ 8-10 Tiểu dự án cho các đối tác tiềm năng để triển khai các sáng kiến hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái xúc tiến xuất khẩu. Các đối tượng tham gia đề xuất là các đơn vị, tổ chức hỗ trợ thương mại đến từ khu vực nhà nước, tư nhân, tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực hỗ trợ thương mại, xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa gia tăng xuất khẩu cả về quy mô và chất lượng.
Trong đợt 2, Chương trình ICG sẽ nhận hồ sơ quan tâm và đề xuất sơ bộ của các tổ chức, đơn vị tiềm năng từ ngày 16/05/2023 đến 16/06/2023. Kết quả lựa chọn các Tiểu dự án đủ điều kiện nhận tài trợ theo tiêu chí của chương trình ICG dự kiến được công bố vào tháng 09/2023.