Trang chủChính trịQuân sự45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu...

45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông


Từ đó đến nay, nước này liên tục ngang ngược tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, nhất là trong những năm gần đây, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế.

Ngoài mục tiêu áp đặt tuyên bố chủ quyền phi pháp tại Hoàng Sa, những hành động này còn nhằm tạo cơ sở bàn đạp để tiếp tục bành trướng ra toàn bộ Biển Đông.

Từ phát triển trái phép…

Tại Hoàng Sa, Bắc Kinh từ năm 2005 đã tiến hành xây dựng bia chủ quyền phi pháp tại một số điểm trên quần đảo này. Đến năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc ngang ngược phê chuẩn thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam để đơn phương áp đặt quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

tin liên quan


Quyết liệt vì Hoàng Sa


Từ cuối tháng 5.2010, Trung Quốc đưa tàu khảo sát M/V Western Spirit cùng nhiều tàu bảo vệ tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam, cách đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 90 – 116 hải lý. Nước này còn tiến hành san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn để xây dựng công trình phi pháp.

Song song đó, các hoạt động quân sự được tăng cường từ tháng 2.2011 khi Hạm đội Nam Hải diễn tập phòng ngự tại Hoàng Sa, theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI). Cũng trong năm này, Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc công bố “Báo cáo phát triển hải dương Trung Quốc năm 2011”, trong đó đơn phương tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, in một số bản đồ có vẽ “đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, đồng thời nêu kế hoạch triển khai tự thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa và mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa.




Giàn khoan Hải Dương 981 cùng nhiều tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Hoàng Sa vào năm 2014 Ảnh: Độc Lập

Sự ngang ngược của Bắc Kinh lại lấn thêm một bước lớn vào năm 2012 khi giới chức tỉnh Hải Nam thông báo kế hoạch tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng cái gọi là “TP.Tam Sa” tại đảo Phú Lâm. Đến tháng 12.2012, Trung Quốc thông báo xây các trạm giám sát biển và khởi công dự án mở rộng 2 con đường ở đảo Phú Lâm để kết nối với bến tàu, các đơn vị dân sự và quân sự đồn trú trái phép tại đây. Song song đó, biên đội tàu hộ vệ của Trung Quốc tiến hành huấn luyện bắn đạn thật ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngang nhiên mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía bắc Biển Đông, trong đó có lô 65/24 cách đảo Cây thuộc Hoàng Sa khoảng 1 hải lý.

Cũng trong năm 2012, tàu du lịch Coconut Princess của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á (Hải Nam) đến đảo Đá Bắc ở Hoàng Sa. Ngày 29.9.2012, giới chức Trung Quốc phác thảo kế hoạch phát triển cho 4 dự án cơ sở hạ tầng ở đảo Phú Lâm. Các dự án bao gồm tu sửa và xây mới 7 con đường với tổng chiều dài 5 km, xây dựng cơ sở tách muối để lọc nước biển có công suất 1.000 m3 mỗi ngày và hệ thống cấp thoát nước cùng bến tàu, mạng lưới vận tải trên đảo Phú Lâm.

Mới đây, vào tháng 7.2018, truyền thông Trung Quốc dẫn văn bản của Cục Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ngang nhiên kêu gọi “mọi tổ chức hay cá nhân” đăng ký tham gia “phát triển du lịch và xây dựng” những đảo không người ở tại các khu vực mà nước này chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông. Kế hoạch này bước đầu chủ yếu nhằm vào Hoàng Sa, nơi vẫn còn hàng trăm thực thể chưa có người ở. Rõ ràng, Trung Quốc đang tiến hành bước tiếp theo để thể hiện cái gọi là “chủ quyền” tại những địa điểm chiếm đóng phi pháp thông qua dân sự.

Trả lời Thanh Niên, PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), nhận định: “Trung Quốc biết rõ rằng chỉ củng cố quân sự các đảo đá thì không bao giờ có thể hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền trái luật pháp quốc tế của họ. Vì vậy, họ đang tìm cách dân sự hóa các hoạt động của họ, trong đó có các hoạt động cho phép các cá nhân khai thác những đảo đá nêu trên”.

… Đến quân sự hóa phi pháp

Bên cạnh các kế hoạch phát triển dân sự ngang ngược, Trung Quốc tiếp tục tiến hành tập trận và nhiều lần đưa tàu hải giám, trực thăng đến tuần tra phi pháp ở Biển Đông trước khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến Hoàng Sa. Vụ việc bắt đầu từ ngày 1.5.2014 và kéo dài suốt 2 tháng rưỡi khiến tình hình khu vực vô cùng căng thẳng. Trung Quốc thậm chí huy động hơn 120 tàu thuyền ngang ngược đâm va tàu của Việt Nam đến khẳng định chủ quyền và kêu gọi Bắc Kinh dừng các hành động phi pháp xâm phạm lãnh hải.
Cũng trong thời gian này, Trung Quốc gấp rút tiến hành kế hoạch xây dựng phi pháp ở Hoàng Sa, bao gồm hải đăng trên đảo Đá Bắc, Đá Hải Sâm, Cồn cát Nam, Duy Mộng và Hòn Tháp. Đến tháng 10, đường băng quân sự dài 2 km trên đảo Phú Lâm được xây dựng hoàn tất.




45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam:

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và biến thành trung tâm hành chính phi pháp Ảnh: AFP

Đường băng cùng các cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải tạo và đến tháng 2.2016, ảnh chụp từ vệ tinh của trung tâm ImageSat (ISI) cho thấy Trung Quốc đã triển khai trái phép 2 hệ thống tên lửa đất đối không với 8 giàn phóng và một radar tại đảo Phú Lâm. Đài Fox News dẫn lời một quan chức Mỹ cho rằng đây là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, tương tự loại S-300 của Nga với tầm bắn lên đến 201 km, có thể là mối đe dọa cho bất cứ máy bay quân sự hoặc dân sự nào bay gần đó. Chưa hết, Bắc Kinh còn triển khai gần 10 máy bay chiến đấu gồm tiêm kích J-11 và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 cùng máy bay không người lái trinh sát tầm xa Harbin BZK-005 đến đảo này.

Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), đến năm 2017, Trung Quốc đã nâng cấp hàng loạt cơ sở quân sự phi pháp trên 8 đảo ở Hoàng Sa gồm đảo Cây, Phú Lâm, Lin Côn, Tri Tôn, Quang Ảnh, Quang Hòa, Hoàng Sa và Duy Mộng. Hình ảnh vệ tinh cho thấy 3 trong số 8 đảo (đảo Cây, Phú Lâm và Quang Hòa) hiện có những cảng có thể tiếp nhận một số lượng lớn các tàu dân sự và hải quân. Năm đảo có sân bay trực thăng, đảo Quang Hòa có một căn cứ trực thăng và đảo Phú Lâm có đường băng, nhà chứa máy bay và các dàn tên lửa đất đối không HQ-9.

Trong năm 2018, Trung Quốc tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tập trận tại Hoàng Sa, bao gồm diễn tập của oanh tạc cơ H-6K và tập trận bắn đạn thật vào tháng 5. Tờ PLA Daily còn ngang nhiên đưa tin một số tàu hải cảnh và tàu hải quân nước này lần đầu tiên tuần tra chung tại vùng biển xung quanh Hoàng Sa.

Mới đây vào tháng 11, chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) chia sẻ hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục hành vi phi pháp ở Biển Đông khi xây dựng cấu trúc trái phép nghi phục vụ mục đích quân sự, được giấu dưới mái che radar trên Đá Bông Bay tại Hoàng Sa.




Nguồn: https://thanhnien.vn/45-nam-trung-quoc-cuong-chiem-hoang-sa-cua-viet-nam-muu-do-doc-chiem-bien-dong-185820718.htm

Cùng chủ đề

Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi – Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12

Bão số 7 Yinxing đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, Biển Đông đón bão số 8, giật cấp 12 trong sáng nay, nhưng dự báo sẽ tan luôn trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) trong đêm qua và sáng nay (12/11), khu vực từ Thừa...

Bão Toraji trở thành bão số 8, khả năng tan ngay trên Biển Đông

Bão Toraji đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024. Dự báo, khoảng 2-3 ngày tới, bão suy yếu nhanh và tan trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 22h đêm 11/11, vị trí tâm bão số 8 (bão Toraji) ở trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm...

Diễn biến không khí lạnh nhiều bất ngờ từ nay đến tháng 12

Dự báo, từ 11/11-10/12, bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Đặc biệt, không khí lạnh ở khu vực Bắc Bộ sẽ hoạt động yếu hơn. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định xu thế khí hậu thời hạn tháng (từ 11/11-10/12). Theo đó, nhiệt độ trung bình trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến cao...

Chuỗi 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, khả năng xuất hiện tiếp bão số 9

Hoàn lưu bão số 7 Yinxing gây mưa lớn cục bộ từ Thừa Thiên Huế - Bình Định. Dự báo, khoảng 24-48 giờ tới, bão Toraji đi vào Biển Đông thành bão số 8 và không loại trừ khả năng xuất hiện tiếp bão số 9. Chiều nay (10/11), ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, Thái Bình Dương đang có 3 cơn bão hoạt...

Bão đôi xuất hiện, cơn Toraji đẩy bão số 7 lệch nhiều về phía Nam

Bão số 7 Yinxing có xu hướng suy yếu nhanh. Bão Toraji sắp vào Biển Đông thành bão số 8. Giữa 2 cơn bão xuất hiện khoảng cách tương tác bão đôi, bão Toriji sẽ làm cho bão số 7 lệch nhiều hơn xuống phía Nam. Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có những chia sẻ về diễn biến bão số 7 và xu hướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng tụt mạnh về sát 80 triệu/lượng, tiệm vàng mạnh tay ‘xả hàng’

Cửa hàng trên phố vàng Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) sáng 12/11 'chơi lớn' khi mỗi người được mua 5 lượng vàng. Hàng trăm khách hàng lấy số, xếp hàng chờ kín bên trong, chờ đến lượt mua. Trái với tình trạng thưa vắng người mua tại TPHCM dù giá vàng trong nước hôm nay (12/11) tiếp tục lao dốc mạnh, ghi nhận của PV. VietNamNet cho thấy, tại Hà Nội, từ 8h30' sáng các tiệm vàng trên...

Thái Nguyên phát triển bằng chuyển đổi số

“Thái Nguyên phát triển bằng chuyển đổi số” là thông điệp mà ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phát biểu tại buổi làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông. Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông. Là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề số 01-NQ/TU về chuyển...

Nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai mất liên lạc với gia đình đã nửa tháng

Đã nửa tháng trôi qua, bố mẹ và cơ quan chức năng ở Đồng Nai vẫn tìm kiếm nữ sinh 15 tuổi mất liên lạc với gia đình. Hôm nay (12/11), ông Nguyễn Văn Tý - Chủ tịch xã Sông Thao, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - cho biết cơ quan chức năng vẫn tích cực tìm kiếm nữ sinh 15 tuổi mất liên lạc nhiều ngày. Theo đó, công an xã nhận được trình báo của ông Vòng A...

Nam vương Tuấn Ngọc sẽ bùng nổ ở Mr World 2024?

Đại diện Việt Nam - Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc ghi danh vào Top 20 Head to Head Challenge của cuộc thi Mr World 2024. Phần thi này quy tụ hơn 60 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới với những bài thuyết trình về các dự án cộng đồng của mình. Xuất hiện trong bộ vest đen lịch lãm, Phạm Tuấn Ngọc đã có phần trình bày ấn tượng kéo dài hơn 3 phút về...

Ca sĩ Trương Trần Anh Duy đi 15.000 km quay cảnh đẹp 23 tỉnh thành

Ca sĩ Trương Trần Anh Duy trở lại với MV "Ngân nga Việt Nam" - sản phẩm âm nhạc được đầu tư kỹ lưỡng nhất trong sự nghiệp. Với kinh phí gần 500 triệu đồng, MV đã ghi lại những khung hình đẹp mê hoặc từ 43 địa điểm thuộc 23 tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Ngân nga Việt Nam là sáng tác của nhạc sĩ Đào Duy Quỳnh.  MV Ngân nga Việt Nam: Lấy cảm hứng từ câu nói của...

Bài đọc nhiều

Việt Nam – Ấn Độ tham gia diễn tập gìn giữ hòa bình

 Tham gia Diễn tập Gìn giữ hòa bình Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 5 có 47 quân nhân...

Thắt chặt tình đoàn kết Phụ nữ Quân đội hai nước Việt

 Đại tá Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội tổng kết khoá tập huấn. (Ảnh:...

Lan tỏa truyền thống Trường Sĩ quan Thông tin

 Chi bộ Đại đội 3, Đảng bộ Tiểu đoàn 14 (Trường Sĩ quan Thông tin) tổ chức lễ kết...

Tuổi trẻ Quân đội, Công an đẩy mạnh học tập, làm theo Bác

Dự chương trình có các đồng chí: Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an; Thượng tá Đồng Đức Vũ, Trưởng Ban Thanh niên Công an nhân dân; Đại tá Trần Hữu Dũng, Phó Trưởng Ban Thanh niên Quân đội. Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong giai đoạn 2022 - 2024, tuổi trẻ hai lực lượng đã phối hợp...

Những quyền lợi khi đi nghĩa vụ quân sự, biết kẻo thiệt

Công dân nhập ngũ được hưởng những quyền lợi gì? Theo quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, mọi công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khi đang phục vụ tại ngũ, công dân sẽ được hưởng những quyền...

Cùng chuyên mục

Lan tỏa truyền thống Trường Sĩ quan Thông tin

 Chi bộ Đại đội 3, Đảng bộ Tiểu đoàn 14 (Trường Sĩ quan Thông tin) tổ chức lễ kết...

Thắt chặt tình đoàn kết Phụ nữ Quân đội hai nước Việt

 Đại tá Nguyễn Thị Thu Hiền – Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội tổng kết khoá tập huấn. (Ảnh:...

Tuổi trẻ Quân đội, Công an đẩy mạnh học tập, làm theo Bác

Dự chương trình có các đồng chí: Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn; Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an; Thượng tá Đồng Đức Vũ, Trưởng Ban Thanh niên Công an nhân dân; Đại tá Trần Hữu Dũng, Phó Trưởng Ban Thanh niên Quân đội. Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong giai đoạn 2022 - 2024, tuổi trẻ hai lực lượng đã phối hợp...

Việt Nam – Ấn Độ tham gia diễn tập gìn giữ hòa bình

 Tham gia Diễn tập Gìn giữ hòa bình Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 5 có 47 quân nhân...

Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Hưởng ứng Ngày Pháp Luật Việt Nam (09/11), Đảng ủy, Chỉ huy Lữ đoàn 167 đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, đa dạng về hình thức như: Tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật; tăng cường hoạt động tủ sách pháp luật tại các cơ quan đơn vị; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật. Trong đó, đơn vị tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục các luật, văn...

Mới nhất

2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương

Do mâu thuẫn từ trước trong trường học, 2 nam sinh đâm 2 nữ sinh trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Sáng 12-11,...

Mẹ chồng bỗng dưng bảo cho căn nhà, tôi ngỡ ngàng khi nghe bà tiết lộ cuộc trò chuyện với thông gia lúc đêm...

Tôi không ngờ bố mình lại nói câu như thế về con gái mình với ông bà thông gia… ...

Ra mắt CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Tích Tường

Hội NCT xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức lễ ra mắt CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) thôn Tích Tường. Theo đó, CLB LTHTGN thôn Tích Tường được chia làm 8 tổ, tương ứng các mảng hoạt động theo quy chế, gồm tổ tăng thu nhập, tình nguyện viên chăm...

Sửa đổi Luật Báo chí sẽ có một mục về “kinh tế báo chí”

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi sửa Luật Báo chí sắp tới, Bộ sẽ có một mục về kinh tế báo chí, cho phép cơ quan báo chí lớn được kinh doanh nội dung, lĩnh vực truyền thông. ...

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam

(ĐCSVN) - Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc tại Thụy Điển, Phó Chủ tịch nước Võ Thi Ánh Xuân cho biết quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển đang phát triển rất tốt đẹp trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư,...

Mới nhất