Trang chủChính trịQuân sự40 năm chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam:...

40 năm chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam: Không quân xuất kích


Tôi tìm gặp ông đang nghỉ hưu tại xã Đông Huy (Đông Hưng, Thái Bình). Ông là đại tá – phi công cấp 1 Nguyễn Văn Kháng, được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do có những thành tích xuất sắc trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế. Lúc đó, ông mới 30 tuổi, cấp bậc thượng úy.

Cấp tốc làm chủ F-5

Sinh năm 1949 tại xã Đông Huy, tháng 5.1968 ông Kháng nhập ngũ và lập tức được đưa sang Trung Quốc học phi công.

1 năm sau ông về nước, được cử sang Liên Xô chuyển loại Mig-21 loại mang 4 tên lửa đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam (KQNDVN) và tham gia chiến đấu bảo vệ bầu trời miền Bắc.

Đầu tháng 5.1975, trung úy phi công Nguyễn Văn Kháng trong đội hình đầu tiên tiếp quản sân bay Biên Hòa. “Lúc ấy ngổn ngang lắm, máy bay nằm la liệt ngoài đường băng, xe máy, súng đạn vứt lung tung. Tàn quân vẫn còn ẩn náu trong các khu rừng xung quanh sân bay nên phi công chúng tôi đi đâu cũng kè kè khẩu AR15 để tự vệ… Nhưng vất vả nhất là tiếp thu F-5”, ông Khánh nhớ lại.




Các phi công Trung đoàn 935 bàn phương án chiến đấu, bảo vệ biên giới Tây Nam ảnh tư liệu sư đoàn 370

Sau ngày 30.4.1975, số máy bay tiêm kích F-5 do Mỹ sản xuất bỏ lại sân bay Biên Hòa lên đến trên 40 chiếc. Nhiệm vụ của Trung đoàn 935 là vừa sử dụng Mig-21 làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, vừa chuẩn bị khai thác sử dụng máy bay chiến lợi phẩm F-5. Ông Kháng được phân công vào đại đội 2 sử dụng máy bay F-5.

Được giao nhiệm vụ làm chủ máy bay F-5 trong thời gian ngắn nhất, các phi công quen với Mig đều ngỡ ngàng từ những chỉ dẫn cho đến tính năng tác dụng, phương pháp điều khiển… “Không ai biết tiếng Anh ngoài anh Nguyễn Thành Trung, nên chúng tôi phải nhờ các giáo viên là nhân viên kỹ thuật chế độ cũ. Ban ngày thì các anh ấy dẫn ra tìm hiểu, làm quen máy bay, tối lại tập trung dạy tiếng Anh để phi công giải phóng biết các đồng hồ trong buồng lái và bập bẹ đọc tài liệu”, ông Kháng cười.

Không có giáo viên bay, quân chủng phải chỉ định phi công Nguyễn Thành Trung làm “thầy dạy”. Khổ nỗi, phi công Nguyễn Thành Trung trước giờ chỉ lái máy bay F-5A chiến đấu 1 chỗ ngồi, nên phải lấy chiếc F-5B 2 chỗ ngồi chuyên huấn luyện cho ông ngồi buồng trước điều khiển, phi công Nguyễn Văn Nghĩa ngồi buồng sau quan sát xem chuyển động ra sao để… về dạy. Ngày 27.5.1975, chuyến bay đầu tiên của “phi công giải phóng” đã thành công, mở đầu cho việc tự chuyển loại của 36 phi công làm chủ máy bay F-5 chỉ trong vòng 1 tháng, khiến nhân viên kỹ thuật cũ kinh ngạc “giỏi dữ vậy”.

Đến giai đoạn chuyển loại máy bay chiến đấu, phi công Nguyễn Văn Nghĩa và Nguyễn Văn Kháng ngồi trên F-5B bay cùng Mig-17 để kiểm tra, so sánh tính năng, chuyển ứng dụng bài bay từ Mig-21 sang và học tập, rút kinh nghiệm. Thời điểm đưa F-5 vào trực chiến đấu, đúng lúc cả đơn vị bị dịch sốt xuất huyết, chỉ còn 4 phi công làm nhiệm vụ (trong đó có ông Kháng) nên ngày nào cũng trực ngoài sân bay.

3 lần xuất kích trong một ngày

Tháng 5.1978, Pol Pot sử dụng lực lượng lớn tấn công xâm lấn biên giới ta từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Trung đoàn KQ 935 (khi đó thuộc Sư đoàn KQ 372) được giao nhiệm vụ tham gia chiến đấu trên các hướng, trực tiếp chi viện hỏa lực cho quân đoàn 3, 4, 7, 9. Ngày 6.5.1978, Trung đoàn 935 xuất kích 8 lần chiếc F-5E phối hợp với lực lượng của Trung đoàn KQ 937, 917 đánh địch. Trong trận đầu này, thượng úy Nguyễn Văn Kháng bay trong đội hình biên đội 1 cùng phi công Dương Đình Nghi. Biên đội 2 gồm 2 chiếc F-5 do các phi công Nguyễn Thanh Xuân và Hoàng Hữu Hiền điều khiển.

Thượng úy phi công F-5 Nguyễn Văn Kháng, năm 1979 Ảnh tư liệu QCPKKQ

Ông Kháng nhớ lại trận đầu: “Rất lo lắng và hồi hộp vì lần đầu tiên mang những 2 tấn bom đi ném. Cái nút ấn bom ngay cần lái, sơ ý chạm vào là đồng đội mình ăn đủ. Sợ nữa là không tìm thấy mục tiêu vì đây là lần đầu tiên KQ làm nhiệm vụ đánh bom theo lệnh gọi (trinh sát mặt trận chỉ mục tiêu, mình kẻ trên bản đồ, bay tìm mục tiêu) trên địa bàn rộng. Mình bay cao vậy mà vẫn thấy súng phòng không nó bắn dày đặc dưới bụng. Thả xong bom, nghe trinh sát báo đã trúng mục tiêu, mới thở phào nhẹ nhõm. Lúc ấy đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, có ngày xuất kích đến 3 lần đánh địch”.

Theo thống kê của KQNDVN, từ tháng 5.1978 – 1.1979, phi công Nguyễn Văn Kháng đã đánh 45 trận, cùng biên đội diệt gần 400 tên địch; phá hủy 6 xe M113, 12 súng 12,7 ly và 2 pháo 40 ly; phá hủy nặng căn cứ hậu cần ở tây bắc Xvây-riêng, nhiều trận địa pháo trên cảng Công Pông Xom, diệt nhiều cụm hỏa lực địch trên đảo Cô Công tạo điều kiện cho bộ binh, hải quân ta diệt địch, làm chủ chiến trường, thu nhiều vũ khí đạn dược. Ông còn đánh chìm, hỏng nặng 3 tàu trên sông Công Pông Chàm; phá hủy 5 xe vận tải, 2 trận địa pháo và diệt nhiều địch.

“Gian nan nhất là mấy ngày đánh đảo Cô Công”, đại tá Kháng kể lại: “Hải quân đánh bộ chiến đấu mấy ngày liền nhưng không chiếm nổi nên yêu cầu KQ chi viện. Từ Biên Hòa đến mục tiêu phải bay 2 tiếng đồng hồ, bắn ném bom xong vội bay về vì sợ hết xăng. Khu vực này giáp Thái Lan, thấy rõ máy bay tiêm kích Thái Lan bay dọc biên giới, chỉ cần mình sơ ý lạng sang không phận là họ nổ súng. 3 ngày đêm liên tục đánh các mục tiêu trên đảo Cô Công, trận cuối khi hải quân đổ bộ, cấp trên còn lệnh cho F-5 bay trên đầu đội hình tàu chiến để khích lệ tinh thần bộ đội…”.

Tài liệu KQNDVN ghi lại: Trận Cô Công ngày 15.1.1979, tuy tầm hoạt động xa, thời tiết xấu, trên đảo có nhiều trận địa phòng không, đồng chí Kháng vẫn cùng biên đội phá hủy 3 trận địa pháo, đánh chìm 1 tàu chiến, chi viện đắc lực cho hải quân ta chiếm đảo.

“Số 2 ơi! Số 2 đâu rồi?”

Ngày 20.12.1979, thượng úy Nguyễn Văn Kháng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; sau đó được cấp trên cử đi đào tạo chỉ huy tham mưu tại Liên Xô, về nước công tác tại Quân chủng Phòng không – Không quân (QCPKKQ). Năm 1993, theo yêu cầu nhiệm vụ, ông Kháng được biệt phái sang công tác ở hàng không dân dụng và được đề nghị nhận chức Giám đốc sân bay Nội Bài. Rất bất ngờ, ông từ chối. “Hồi còn làm phi công, tôi được rất nhiều người cứu. Giờ thôi bay, cho tôi đi cứu người để trả ơn”, ông nêu lý do và xin sang Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng không.

Đại tá Nguyễn Văn Kháng với lịch Tết 2019 Thanh Niên Ảnh: MTH

16 năm đau đáu với việc cứu hộ cứu nạn – đào tạo cán bộ nhân viên hàng không, năm 2009 ông về nghỉ hưu với chức danh phó giám đốc trung tâm và 2 ông bà về ngay quê lúa Thái Bình.

Bây giờ đã gần 70 tuổi nhưng mỗi ngày ông vẫn chạy xe máy cả chục ki lô mét đến với các hội viên cựu chiến binh, cây hoa cảnh… và đôn đáo với việc xây dựng kênh mương nội đồng, đường đi lại trong xóm để chuẩn bị cho thành quả nông thôn mới của xã. Ngồi nói chuyện với tôi về những ngày chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, ông đau đáu: “Số 2 đầu tiên của tôi là phi công Lâm Văn Chí, sinh năm 1947 ở Phước Hải, Đất Đỏ, Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong trận đánh vào đội hình quân Pol Pot xâm lược ngày 11.8.1978 ở Xa Mát (Tây Ninh), chúng tôi lao xuống cắt bom, khi vòng lên tôi gọi mãi không thấy nó trả lời. Về đến sân bay vẫn gọi và thấy im như tờ. Mấy hôm sau, anh em bộ binh mới tìm thấy máy bay bị súng phòng không bắn, anh ấy vẫn ngồi trên ghế lái. Hôm truy điệu Chí, đơn vị không cho tôi lên dự vì 2 chúng tôi đi đâu cũng có nhau”.

Chiều Thái Bình, khói sương bảng lảng ngoài cánh đồng, ông Kháng cất tiếng gọi: “Số 2 ơi! Số 2 đâu rồi? Chí ơi Chí? Chí đâu rồi?”. Tiếng gọi lăn dài như buổi chiều 40 năm trước, Tây Nam…

(còn tiếp)




Nguồn: https://thanhnien.vn/40-nam-chien-thang-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam-khong-quan-xuat-kich-185817004.htm

Cùng chủ đề

Vietnam Airlines mở đường bay thẳng nối Hà Nội

Vietnam Airlines vừa chính thức khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Phnôm Pênh (Campuchia), trở thành hãng hàng không duy nhất của Việt Nam khai thác đường bay thẳng giữa thủ đô hai nước. ...

Campuchia đón gần 5 triệu lượt du khách quốc tế

  Số liệu của Bộ Du lịch Campuchia vừa công bố cho thấy, từ tháng 1-9/2024, Campuchia đã đón tổng cộng 4,8 triệu lượt du khách quốc tế, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2023. Con số này tương đương 99,7% lượng khách du lịch quốc tế đã đến Campuchia trong cùng thời kỳ năm 2019, một năm đón nhiều khách du lịch quốc tế nhất từ trước tới nay. Cùng với sự gia tăng lượng khách du lịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Sập bẫy’ lừa đảo, cụ bà suýt mất 300 triệu đồng

Nhờ sự cảnh giác của nhân viên ngân hàng và lực lượng công an, một cụ bà ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) thoát khỏi bẫy lừa đảo của kẻ gian, suýt mất 380 triệu đồng. Ngày 4/11, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng ngân hàng Vietinbank kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo qua điện thoại tinh vi, giúp cụ bà H.T.H.H. (ngụ phường Hiệp Hoà, TP Biên Hoà) tránh mất 380 triệu đồng. Theo thông tin...

Giá USD ngân hàng và USD tự do hôm nay tăng trở lại

Giá USD tại nhiều ngân hàng và trên thị trường tự do sáng nay tăng trở lại bất chấp giá đồng bạc xanh trên thị trường thế giới giảm nhẹ. Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD được Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay là 24.253 đồng/USD, tăng 11 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua. Áp dụng biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch trong ngày hôm...

Hai điều nhà mạng cần thực hiện để tiến đến kỷ nguyên AI di động

Kỷ nguyên AI di động đã mở ra, mang lại cơ hội to lớn cho ngành công nghiệp di động. Tuy nhiên, nhà mạng cần thực hiện hai điều để thực sự tiến đến thời khắc này. Đây là quan điểm được ông Li Peng - Phó Chủ tịch Cấp cao, kiêm Chủ tịch Kinh doanh & Dịch vụ ICT của Huawei – chia sẻ tại Diễn đàn Toàn cầu về Băng thông rộng Di động 2024. Với chủ đề “5.5G...

Chống lãng phí như chống tham nhũng, đất nước sẽ vững vàng vào kỷ nguyên mới

"Nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình", đại biểu Quốc hội nhận định. Sáng 4/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phát biểu về vấn đề chống lãng phí trong bộ máy công quyền. Gần đây, Ban chỉ đạo...

Thanh Hoá đưa chính sách giảm nghèo vào cuộc sống

Thanh Hoá đã đưa các chính sách giảm nghèo vào cuộc sống thông qua các dự án hỗ trợ thiết thực. Giảm nghèo bền vững Ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - cho biết, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Thanh Hoá đã huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển kinh tế, hoàn thiện hệ thống kết...

Bài đọc nhiều

Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia

Việc rà soát chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban ANHK là cần thiết (Ảnh minh họa)  ...

Tổng cục CNQP đoạt giải xuất sắc Liên hoan nhạc truyền thống 2024

Với hạt nhân là các cán bộ, hội viên hội phụ nữ tiêu biểu của Hội Phụ nữ cơ sở Nhà máy Z176 và lựa chọn thông qua Liên hoan cấp cơ sở và cấp cụm Nhà máy Z131, Z121, Z181, Viện Vũ khí và Trường Cao đẳng CNQP, đội tuyển đã đem đến Liên hoan chủ đề “Lời ru Thép và Trái tim hoa lửa” - Câu chuyện về sức mạnh lớn lao, rực rỡ được ẩn chứa,...

Nhân dân Lào đã dành cho quân tình nguyện Việt Nam những tình cảm cao đẹp

Mối quan hệ Việt Nam - Lào trong lịch sử và hiện tại được xây đắp nên bằng chính những máu xương của cán bộ, chiến sĩ quân đội và nhân dân hai nước trong suốt những năm tháng kề vai, sát cánh chống kẻ thù chung. Ngày 30/10 năm nay, tròn 75 năm ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào (30/10/1949 – 30/10/2024). Trong số các đơn vị quân tình nguyện Việt...

“Lịch sử quân sự Việt Nam” – Pho sử vàng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại một kho tàng tri thức quân sự vô giá, hàm chứa trong đó những quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc để từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về kế sách dựng nước và giữ nước, là cơ sở quan trọng để mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau có thể...

Tạo sức lan tỏa tình đoàn kết Việt Nam

Chiều 1/11 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ 2. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. ...

Cùng chuyên mục

“Lịch sử quân sự Việt Nam” – Pho sử vàng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại một kho tàng tri thức quân sự vô giá, hàm chứa trong đó những quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc để từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về kế sách dựng nước và giữ nước, là cơ sở quan trọng để mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau có thể...

Tạo sức lan tỏa tình đoàn kết Việt Nam

Chiều 1/11 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ 2. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. ...

Tổng cục CNQP đoạt giải xuất sắc Liên hoan nhạc truyền thống 2024

Với hạt nhân là các cán bộ, hội viên hội phụ nữ tiêu biểu của Hội Phụ nữ cơ sở Nhà máy Z176 và lựa chọn thông qua Liên hoan cấp cơ sở và cấp cụm Nhà máy Z131, Z121, Z181, Viện Vũ khí và Trường Cao đẳng CNQP, đội tuyển đã đem đến Liên hoan chủ đề “Lời ru Thép và Trái tim hoa lửa” - Câu chuyện về sức mạnh lớn lao, rực rỡ được ẩn chứa,...

Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia

Việc rà soát chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban ANHK là cần thiết (Ảnh minh họa)  ...

Phụ nữ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đưa “Lời ru thép và trái tim hoa lửa” bay xa

 Phụ nữ Tổng cục CNQP trong lao động sản xuất (Ảnh: Tổng cục CNQP) ...

Mới nhất

Thủ tướng Chính phủ biểu dương đội ngũ an ninh mạng Viettel

Ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư biểu dương các kỹ sư an ninh mạng của Viettel vì thành tích giành ngôi vô địch 2 năm liên tiếp tại Pwn2Own - một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn nhất và uy tín nhất thế giới. Ngày 25/10, đội ngũ Viettel Cyber Security giành ngôi vô địch...

Xín Mần (Hà Giang): Từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km, Xín Mần là huyện vùng cao, biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 7 vạn người thuộc cộng đồng 16 dân tộc, với 14.771 hộ dân, trong đó có 6.591 hộ nghèo. Hiện nay, 100% hộ nghèo là đồng bào các DTTS,...

Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long An

Ngày 1/11, Cảng Quốc tế Long An tổ chức đón gần 80 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, dối tác tham gia trong chuỗi sự kiện Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan và tìm cơ hội hợp tác. Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long AnNgày 1/11, Cảng...

Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị Imexpharm

Ông Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK Inc được giao đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị mới của Imexpharm. Tính tới quý II/2024, SK và các bên có liên quan nắm giữ 64,8% vốn Imexpharm. Đại diện SK giữ vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị ImexpharmÔng Sung Min Woo, Phó chủ tịch SK...

Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật

Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhiều nhất hiện nay là tim mạch, trong đó có các bệnh lý về huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên. ...

Mới nhất