Trang chủKinh tếNông nghiệp4 sản phẩm mới được đánh giá, xếp hạng OCOP cấp quốc...

4 sản phẩm mới được đánh giá, xếp hạng OCOP cấp quốc gia năm 2024, là những sản phẩm nào?


Sáng nay (25/6), Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2024 họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia cho nhóm thực phẩm năm 2024 và xem xét công nhận lại sản phẩm OCOP cấp Quốc gia đã được công nhận năm 2020.

Hội đồng đánh giá do Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam – Chủ tịch Hội đồng OCOP cấp Trung ương chủ trì, cùng các thành viên Hội đồng OCOP cấp Trung ương, thành viên Tổ tư vấn số 1 (nhóm thực phẩm), đại diện cơ quan quản lý chương trình OCOP cấp tỉnh và một số chủ thể OCOP.

4 sản phẩm mới được đánh giá, xếp hạng OCOP cấp quốc gia năm 2024, là những sản phẩm nào?- Ảnh 1.

Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP quốc gia năm 2024.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết sau hơn 4 năm triển khai, các sản phẩm OCOP đã cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng; có uy tín rộng khắp được người tiêu dùng trong nước và khách quốc tế đánh giá cao.

Mục tiêu ban đầu của Chương trình chỉ là phát triển tại thị trường trong nước, nhưng nhờ chất lượng ngày càng nâng cao, giờ đây các sản phẩm OCOP đã có xu hướng vươn ra thị trường quốc tế, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản…

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, năm 2024, Tổ tư vấn số 1 đã hoàn thành công tác đánh giá 55 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, kết quả có 4 sản phẩm đạt trên 90 điểm; 8 sản phẩm đạt từ 87-90 điểm; 3 sản phẩm đạt 85-87 điểm; 6 sản phẩm đạt từ 80-85 điểm; 7 sản phẩm đạt dưới 80 điểm và 25 sản phẩm không đáp ứng yêu cầu tối thiểu phải đạt theo quy định, không đủ hồ sơ theo quy định.

Và đến 20/6/2024, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương đã nhận được hồ sơ đăng ký, đánh giá phân hạng lại của 6/20 sản phẩm đạt OCOP 5 sao năm 2020 gồm: Mắm tôm Lê Gia; Chè tôm nõn Hảo Đạt; Miến dong Tài Hoan; Ngọc trai Akoya, Ngọc trai Tahiti, Ngọc trai Southsea .

4 sản phẩm mới được đánh giá, xếp hạng OCOP cấp quốc gia năm 2024, là những sản phẩm nào?- Ảnh 2.

Vải thiều Bắc Giang được đánh giá, xếp hạng OCOP cấp Quốc gia năm 2024.

Sau khi tiến hành đánh giá, chấm điểm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2024 đã lựa chọn ra 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, gồm: Sản phầm “Bánh đậu xanh Rồng vàng Hoàng Gia” của Công ty CP Hoàng Gia (Hải Dương); Sản phẩm “Vải thiều Lục Ngạn” của HTX sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (Bắc Giang); Sản phẩm “Trái sầu riêng cấp đông” của Công ty TNHH XNK trái câu Chánh Thu (Bến Tre) và sản phẩm “Gia vị hoàn chỉnh” của Công ty TNHH sản xuất và thương mại YesHue (Thừa Thiên Huế).

Ngoài ra, Hội đồng cũng đánh giá lại các sản phẩm OCOP cấp Quốc gia đã được công nhận năm 2020, theo đó có 4 sản phẩm tiếp tục được xếp hạng OCOP 5 sao: Sản phẩm “Mắm tôm Lê Gia” của Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia (Thanh Hóa); Sản phẩm “Miến dong Tài Hoan” của HTX Tài Hoan (Bắc Kạn); Sản phẩm “Chè tôm nõn Hảo Đạt” của HTX chè Hảo Đạt  (Thái Nguyên); và 3 sản phẩm “Ngọc trai Akoya, Ngọc trai Tahiti, Ngọc trai Southsea” của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long (Quảng Ninh).

Là đơn vị lần đầu tự tin đưa sản phẩm OCOP của mình để đánh giá OCOP 5 sao cấp Quốc gia, ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang cho biết: Bắc Giang địa phương có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước, hiện quả vải Bắc Giang đã đến 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quả vải thiều Bắc Giang đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân.

Đặc biệt sản phẩm vải thiều tươi được đóng với trọng lượng 1kg của HTX Hồng Xuân, là sản phẩm lâu đời, sản xuất theo quy trình chuẩn VietGAP, GlobalGAP đáp ứng được cả thị trường trong nước và quốc tế. Với chất lượng sản phẩm như vậy chúng tôi tự tin có thể khẳng định sản phẩm vải tươi Bắc Giang đáp ứng thoả mãn yêu cầu của Hội đồng đánh giá, xếp hạng OCOP cấp Quốc gia. 

4 sản phẩm mới được đánh giá, xếp hạng OCOP cấp quốc gia năm 2024, là những sản phẩm nào?- Ảnh 3.

Du khách trong và ngoài nước tham gia hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu về sản phẩm OCOP 5 sao tại Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia (Thanh Hoá).

Chia sẻ về hiệu quả của Chương trình OCOP mang lại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia, chủ thể sản phẩm nắm tôm Lê Gia đạt OCOP 5 sao cho hay: Chúng tôi may mắn là 12 chủ thể có sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của cả nước, sau hơn 3 năm nhìn lại chúng tôi đã cố gắng nỗ lực để lan toả được sản phẩm OCOP tại cộng đồng địa phương. Cụ thể chúng tôi đã gia tăng được chuỗi giá trị liên kết với bà con nông sản quê nhà, thị trường cũng được mở rộng hơn. Ngoài ra, về cơ sở sản xuất chúng tôi cũng đã mở rộng được nhà máy mới với năng lực sản xuất tăng lên gấp 5 lần và kết hợp với du lịch trải nghiệm. 

“Đặc biệt mô hình du lịch trải nghiệm của Công ty là minh chứng sống cho sự lan toả của Chương trình OCOP vì có một mô hình trải nghiệm gắn với sản phẩm OCOP thì nhiều giá trị được tăng lên, không chỉ giá trị về mặt kinh tế thương mại mà còn lan truyền được văn hoá bản địa, đặc sắc truyền thống của làng nghề chúng tôi”, anh Lê Anh chia sẻ thêm.

4 sản phẩm mới được đánh giá, xếp hạng OCOP cấp quốc gia năm 2024, là những sản phẩm nào?- Ảnh 4.

Các sản phẩm OCOP luôn khẳng định giá trị và đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hiện cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai áp dụng Bộ tiêu chí để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, số lượng các sản phẩm OCOP hiện nay đang phát triển rất nhanh, tính đến nay cả nước đã có hơn 11.054 sản phẩm OCOP. Chất lượng các sản phẩm OCOP được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Đặc biệt, Chương trình OCOP đã góp phần thúc đẩy phát triển sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua chương trình OCOP, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn và bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống; hình thành nhiều sản phẩm OCOP gắn với vai trò như một “đại sứ” chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền.

4 sản phẩm mới được đánh giá, xếp hạng OCOP cấp quốc gia năm 2024, là những sản phẩm nào?- Ảnh 5.

Chè Hảo Đạt (Thái Nguyên), một trong những sản phẩm được được đánh giá lại, tiếp tục đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, hiện các sản phẩm OCOP trình Hội đồng đánh giá, xếp hạng 5 sao mới tập trung nhiều lĩnh vực thực phẩm, còn các lĩnh vực khác rất ít, đặc biệt sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn chưa có sản phẩm nào trình đánh giá 5 sao.

“Vì vậy để đa dạng hoá sản phẩm OCOP nói chung, OCOP cấp Quốc gia nói riêng, đề nghị các đơn vị, nhất là các địa phương, cần tiếp tục chỉ đạo, theo dõi, hỗ trợ chính sách và đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới chủ thể để làm sao có nhiều sản phẩm du lịch đạt OCOP cấp quốc gia”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Theo Bộ NNPTNT, mục tiêu của toàn ngành là phấn đấu đến 2025 cả nước có 10.000 sản phẩm, trong đó có 30% sản phẩm mới. Với 2.000 làng nghề hiện có, mỗi làng nghề phải có 1 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 4 sao. Đồng thời, chuyển đổi số cũng phải được xem là mục tiêu các địa phương phải hướng tới nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá phân loại xếp hạng trên cơ sở chuyển đổi số.





Nguồn: https://danviet.vn/4-san-pham-moi-duoc-danh-gia-xep-hang-ocop-cap-quoc-gia-nam-2024-la-nhung-san-pham-nao-20240624224006399.htm

Cùng chủ đề

Tạo sức bật cho sản phẩm OCOP qua Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Tiếp nối thành công của năm 2023, Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng năm 2024 tiếp tục trở thành cầu nối và là kênh xúc tiến thương mại quan trọng, tạo nên làn sóng tuyên truyền mạnh mẽ về sản phẩm OCOP, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể sản xuất trong tỉnh cũng như cả nước có dịp giao thương, học tập, trao đổi kinh nghiệm,...

Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương năm 2024

Ngày 5/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chủ trì phiên họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP Trung ương năm 2024. Đây là phiên họp tiến hành đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia đối cho nhóm Dược liệu, nhóm Đồ uống và xem xét công nhận lại sản phẩm OCOP cấp Quốc gia năm 2020. Toàn cảnh phiên họp đánh giá...

Mang 7 tạ hàng hóa từ Lào Cai vào TP.HCM dự Tuần lễ sản phẩm OCOP

Bà Thắm năm ngoái mang 5 tạ sản phẩm dự Tuần lễ sản phẩm OCOP 2023 và bán sạch. Năm nay bà Thắm mang 7 tạ hàng hóa từ Lào Cai vào TP.HCM dự Tuần lễ sản phẩm OCOP. Ngày 6/11, TP.HCM chính thức khai mạc Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024). Tại Tuần lễ sản phẩm OCOP...

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Sáng 7/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024. Triển lãm là sự kiện thứ tư trong chuỗi các sự kiện quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề phục vụ du lịch thuộc Kế hoạch Phát triển Trung tâm Thiết kế...

Hơn 320 đơn vị tham gia Tuần lễ sản phẩm OCOP

NDO - Ngày 6/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Lễ khai mạc “Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng, miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 ”. Nghi thức khai mạc Tuần lễ sản phẩm OCOP. Diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 6 đến ngày 10/11 tại Công viên Văn hóa Lê Thị Riêng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

7 học sinh tiểu học ở Phú Thọ bất ngờ đau bụng, nôn ói phải nhập viện sau tiết học Thể dục ở trường

Sau tiết học Thể dục tại Trường tiểu học Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, 7 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện điều trị. ...

Xót xa cảnh người bố tàn tật lết từng bước chân mưu sinh nuôi con ăn học ở Vĩnh Phúc

if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); loadJsDefer('https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v5.0'); } function onLoadGapi() { ...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Bài đọc nhiều

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã ra Diễn đàn Tỉnh trưởng Hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2024 lần thứ 8. Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường -...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công...

Cùng chuyên mục

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám thu nhập mỗi năm gần nửa tỷ đồng. ...

Nuôi ếch toàn con to bự ngồi dày đặc ở bế xi măng, đẻ rõ lắm, một nông dân Cần Thơ phát tài

Nhận thấy nhu cầu ếch giống trên thị trường ngày càng lớn, anh Lê Văn Khánh Hải ở ấp Đông Lợi, xã Đông Bình, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình nuôi ếch sinh sản. ...

Mới nhất

Mẹ tỉ phú Musk bị cáo buộc phân biệt chủng tộc với phóng viên Mỹ gốc Việt

Bà Maye Musk, người mẫu và là mẹ tỉ phú Elon Musk, đã bị cáo buộc phân biệt chủng tộc vì chỉ trích một phóng viên người Mỹ gốc Việt. Hôm bầu cử Mỹ 5.11, mẹ tỉ phú Elon Musk, bà Maye Musk đăng lên tài khoản X (tên cũ là Twitter), công ty của con trai bà, bài viết chỉ...

Xu hướng hạ size túi ngực sau nâng ngực một thời gian

Dưới đây là trường hợp tháo túi ngực, chỉnh khoang, đặt lại túi mới điển hình của một chị khách Việt Kiều Mỹ sau 2 lần nâng ngực:Chị T.Tâm 37 tuổi về từ Mỹ, chị cao 1m63, nặng 48kg đã tạo hình ngực hai lần, hiện tại chị có mong muốn tháo túi ngực, cải thiện vòng 1...

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tổng kết việc...

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023. Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý III/2024, xuất...

Giá lúa gạo hôm nay 8/11/2024: Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100

Giá lúa gạo hôm nay 8/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng gạo. Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100 - 300 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 8/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng, giảm trái chiều với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng, giảm...

Mới nhất