Mức và thời gian hưởng phụ cấp
– Phụ cấp thu hút gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% so với mức lương hiện hưởng (theo ngạch, bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Thời gian hưởng phụ cấp thu hút được xác định trong khung thời gian từ 3 năm đến 5 năm đầu khi các đối tượng quy định tại Điểm 1 mục I Thông tư này đến làm việc ở nơi được hưởng phụ cấp thu hút.
– Mức phụ cấp và thời gian hưởng phụ cấp thu hút tùy thuộc vào thực tế điều kiện sinh hoạt khó khăn dài hay ngắn của từng vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền.
Như vậy, phụ cấp thu hút của giáo viên gồm 4 mức: 20%, 30%; 50%, 70%. Công thức tính phụ cấp thu hút của giáo viên hiện nay như sau:
Mức hưởng phụ cấp thu hút = Tỉ lệ % phụ cấp được hưởng x Mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng phụ cấp từ 3-5 năm.
– Thời gian hưởng phụ cấp từ 3-5 năm
Thời gian chi trả phụ cấp thu hút
Theo tiểu mục 3 Mục II Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC có quy định như sau:
– Cách trả phụ cấp:
+ Phụ cấp thu hút được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp thu hút: Với các cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp thu hút do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.
Đối với cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp thu hút do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
Đối với các công ty nhà nước, phụ cấp thu hút được tính vào đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.
Vì vậy, phụ cấp thu hút của giáo viên được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút
Tại tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC có quy định về đối tượng như sau:
– Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
– Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
– Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, gồm:
+ Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát;
+ Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng);
+ Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.