Trang chủNewsThế giới4 kịch bản của xung đột Nga-Ukraine nếu cựu Tổng thống Mỹ...

4 kịch bản của xung đột Nga-Ukraine nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử

Xung đột Nga-Ukraine sẽ ra sao và hỗ trợ của Washington với Kiev ở mức độ nào nếu ông Donald Trump tái đắc cử là những câu hỏi được đặt ra trong bối cảnh bầu cử Mỹ đang cận kề.

4 kịch bản của xung đột Nga-Ukraine nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử
Khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động nhiều tới tương lai xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: Getty)

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 đang tới gần, câu hỏi về chính sách của nước này đối với Ukraine nếu ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở lại Nhà Trắng ngày càng được quan tâm.

Ông Trump từng nhiều lần phát biểu rằng, nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, ông sẽ nhanh chóng tìm cách chấm dứt xung đột ở Ukraine. Đây cũng được xem là ưu tiên hàng đầu trong chiến dịch tranh cử của vị tỷ phú này.

Sau cuộc gặp với ông Trump hôm 11/7, Thủ tướng Hungary Victor Orban lưu ý rằng, cựu Tổng thống Mỹ đã có các kế hoạch chi tiết và chắc chắn cho việc lập tức đóng vai trò trung gian hòa bình ở Ukraine và sẽ không đợi cho đến sau lễ nhậm chức mới làm điều này nếu ông tái đắc cử.

Ngày 23/4, Thượng nghị sĩ Mỹ Vance cho rằng, việc Washington từ chối hỗ trợ Kiev sẽ làm tăng khả năng đạt được giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột theo hướng đáp ứng lợi ích của Mỹ. Ông cho biết các nguồn lực và kinh phí dành cho quốc gia Đông Âu có thể được sử dụng tốt hơn vào việc hỗ trợ các sáng kiến trong nước hoặc cạnh tranh với Trung Quốc.

Cách tiếp cận của ông Trump đối với cuộc xung đột ở Ukraine dường như sẽ tương phản với cách tiếp cận của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden là duy trì và tăng cường hỗ trợ nhằm giúp nước này tự vệ tốt hơn trước Nga. Mục tiêu cuối cùng trong chiến lược của ông Biden là tăng cường ảnh hưởng đòn bẩy của Kiev đối với Moscow trong các cuộc đàm phán hòa bình và ngừng bắn, đồng thời làm giảm căng thẳng mới giữa Nga và Ukraine, điều sẽ cho phép Mỹ phân bổ thêm nguồn lực để cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc trong dài hạn.

Nếu ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, ngoài việc các bên tham gia chủ chốt khác như Nga, Ukraine, các nước châu Âu và Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận rủi ro, diễn biến của xung đột ở Ukraine sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc liệu chính quyền mới ở Mỹ có cho rằng việc hành động để hỗ trợ Kiev, nhìn từ góc độ an ninh, chính trị và kinh tế, chứa đựng nhiều rủi ro so với việc không hành động hay không.

Có 4 kịch bản chính về tác động có thể có của chính quyền ông Trump 2.0 đối với xung đột ở Ukraine như sau:

Đàm phán ngừng bắn sụp đổ, Mỹ giảm hỗ trợ nhưng Ukraine vẫn tiếp tục chiến đấu (dễ xảy ra)

Theo kịch bản này, chính quyền ông Trump 2.0 sẽ giảm hỗ trợ tài chính và quân sự, buộc Ukraine phải đàm phán với Nga. Đồng thời, ông Trump có thể tham gia đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột.

Nhiều khả năng, Washington sẽ hành động trước để giúp Kiev giành ưu thế trong đàm phán, có thể bằng cách giảm thiểu các hạn chế đối với việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và việc sử dụng chúng để tấn công lãnh thổ Nga.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán cuối cùng sẽ đổ vỡ vì một hoặc cả hai bên tin rằng họ sẽ có ưu thế hơn trong các cuộc đàm phán trong tương lai. Ukraine tiếp tục thúc đẩy việc giành lại thêm nhiều lãnh thổ.

Trong khi đó, Nga vẫn nhất quyết tiếp tục duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và tìm cách hạn chế sự hỗ trợ của phương Tây đối với Kiev, bao gồm cả việc đóng băng cơ hội gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với giả định rằng quốc gia Đông Âu không nhận được thêm sự hỗ trợ nào từ Mỹ hay những đảm bảo an ninh mạnh mẽ hơn từ liên minh quân sự.

Nếu không bên nào sẵn sàng thỏa hiệp về các yêu cầu chính, thì các cuộc đàm phán ngừng bắn sẽ sụp đổ mà không đi đến một thỏa thuận nào. Do đó, Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ sẽ từ chối các gói hỗ trợ bổ sung tiếp theo cho Ukraine, hoặc làm chậm và thu hẹp quy mô của gói hỗ trợ mới, ngừng hỗ trợ về tài chính cũng như các hệ thống vũ khí và đạn dược quan trọng.

Đàm phán ngừng bắn sụp đổ, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ để củng cố vị thế đàm phán và an ninh của Ukraine (có thể xảy ra)

Theo kịch bản này, các cuộc đàm phán ngừng bắn cũng sụp đổ, nhưng Mỹ quyết định duy trì hoặc thậm chí tăng cường hỗ trợ quân sự quan trọng cho Ukraine vì sợ rằng việc dừng viện trợ sẽ làm suy yếu nghiêm trọng năng lực của Kiev, từ đó dẫn đến xung đột tiếp tục kéo dài và đặt ra mối đe dọa lớn hơn cho các nước NATO.

Quyết định này cũng được thúc đẩy phần nào bởi lo ngại của Mỹ rằng việc cắt viện trợ cho Ukraine có thể tạo ra nghi ngờ về quyết tâm của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong việc bảo vệ đồng minh trên toàn cầu, tác động đến cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

Việc Washington tiếp tục hỗ trợ bảo đảm cho Kiev rằng chấm dứt xung đột cuối cùng sẽ đi kèm với các trợ giúp an ninh mạnh mẽ hơn từ phương Tây và thu hẹp khoảng cách trong nhiều năm cho đến khi Ukraine gia nhập NATO.

Đàm phán ngừng bắn thành công nhưng nguy cơ xung đột tái diễn vẫn chực chờ (có thể xảy ra)

Theo kịch bản này, việc Mỹ đe dọa cắt giảm hỗ trợ sẽ buộc Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán. Nga ra tín hiệu nhượng bộ để đổi lấy những hạn chế về hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine, bao gồm cả việc đóng băng không chính thức nhưng vô thời hạn nguyện vọng trở thành thành viên NATO của Kiev.

Đàm phán ngừng bắn thành công, tuy nhiên, khi Mỹ và phương Tây ngừng cung cấp các loại khí tài cho Ukraine, đấu đá chính trị nội bộ sẽ trở nên ngày càng rõ nét bên trong và giữa các quốc gia thành viên NATO.

Mặt khác, lệnh ngừng bắn cho phép Nga củng cố các khu vực nước này kiểm soát ở Ukraine và chuẩn bị tái xung đột tùy theo diễn biến mới.

Ukraine cứng rắn hơn trong các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, nguy cơ leo thang nghiêm trọng và xung đột Nga-NATO (khó xảy ra)

Theo kịch bản này, Ukraine tính toán sai lầm và cho rằng cả nguy cơ Mỹ giảm hỗ trợ lẫn nguy cơ thất bại tại bàn đàm phán đều tồn tại. Do đó, Kiev ngày càng trở nên cứng rắn hơn trong xung đột, một phần nhằm thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ phương Tây, ngay cả khi điều này có nguy cơ dẫn đến sự leo thang các hành động “ăn miếng trả miếng” từ Moscow.

Kịch bản tồi tệ này có thể dẫn đến leo thang xung đột Nga-Ukraine và lớn hơn là nguy cơ xung đột Nga-NATO, do sự leo thang có chủ ý hoặc sự lan rộng ngẫu nhiên của cuộc xung đột.

Một nguy cơ khác là khả năng Kiev vi phạm các hạn chế của phương Tây đối với việc sử dụng vũ khí của họ ở Nga và tiến hành các cuộc tấn công vào cơ sở năng lượng và các cơ sở hạ tầng khác, dẫn đến các phản ứng mạnh từ Moscow.

Tuy nhiên, kịch bản này khó thành hiện thực bởi Ukraine khó có thể đưa ra tính toán sai lầm vì các cường quốc phương Tây, đặc biệt dưới thời chính quyền ông Trump, luôn không muốn xung đột trực tiếp với Nga. Do đó, nhiều khả năng Mỹ sẽ dứt khoát giảm hỗ trợ cho Ukraine nếu xung đột Nga-NATO sắp xảy ra.





Nguồn: https://baoquocte.vn/4-kich-ban-cua-xung-dot-nga-ukraine-neu-cuu-tong-thong-my-donald-trump-tai-dac-cu-283646.html

Cùng chủ đề

Cặp đấu Trump – Harris đang cân sức, khó đoán người thắng cử tổng thống Mỹ

Cử tri Mỹ sẽ bước vào ngày bỏ phiếu chính thức trong ngày mai (5.11). Đến nay, cuộc đua giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris vẫn rất khó đoán. ...

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông Donald Trump của đảng Cộng hoà.

Tổng thống Putin quyết một điều về vũ khí hạt nhân, Triều Tiên nói sát cánh đến khi Nga thắng, “sục sôi” bầu cử...

Dương Liễu 06:12 | 04/11/2024 Xung đột ở Ukraine, Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức “đủ”, Bình Nhưỡng khẳng định sát cánh cùng Moscow cho tới khi chiến thắng, phát ngôn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gây tranh cãi… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc...

Dồn dập diễn biến bất ngờ trước thềm bầu cử Mỹ

Phó tổng thống Kamala Harris bất ngờ tham gia một tiết mục hài, giữa lúc bà và cựu Tổng thống Donald Trump bận rộn vận động tranh cử giờ chót. ...

“Kỳ phùng địch thủ” Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là "yếu thế trước Trung Quốc" trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi “án tử”

Ukraine vừa bị lộ các địa điểm quân sự do Google công bố các bản đồ cập nhật, trong khi đó, Czech đã chấp nhận cho 60 công dân gia nhập Lực lượng vũ trang của quốc gia láng giềng đang vướng xung đột với Moscow.

Đồng USD có thể chứng kiến đợt giảm mới sau bầu cử Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 4/11 ghi nhận lợi suất trái phiếu đang tiếp tục hỗ trợ đồng USD duy trì sức mạnh.

Trung Quốc “cậy nhờ” Czech liên quan đến xe điện; Praha cùng Italy kêu gọi EU một vấn đề mà Đức cũng đồng lòng

Ngày 3/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang hối thúc Cộng hòa Czech đóng vai trò tích cực trong quá trình góp phần giải quyết tranh chấp thương mại với Liên minh châu Âu (EU) liên quan xe điện.

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông Donald Trump của đảng Cộng hoà.

Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á

Trong giai đoạn 2024 - 2025 tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 270.000 - 300.000 tấn/năm. Tiêu thụ cà phê nội địa trong giai đoạn 2025 - 2030 dự báo tiếp tục tăng và đạt tốc độ bình quân khoảng 6,6%/năm. Việc nhu cầu nội địa tăng nhưng sản lượng sản xuất thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu.

Bài đọc nhiều

Tìm lời giải cho ngành CNTT: Làm sao đón được “đại bàng” hạ cánh sân nhà?

Ngày 1/11, tại Hà Nội, hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa" đã được tổ chức bởi Hệ thống Đào tạo trình lập trình viên quốc tế Aptech và Trường phổ thông liên cấp độ trí tuệ (MIS). Đây là dịp để các chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp giải quyết tình trạng...

Người phụ nữ ở Nhà Trắng sẽ định nghĩa lại chính sách của xứ cờ hoa

Bài viết trên Foreign Affairs cho rằng, nếu bà Kamala Harris trở thành chủ nhân nhà Trắng, giới tính của bà sẽ có ý nghĩa nhiều hơn là tính biểu tượng.

Chỉ huy cao cấp của Hezbollah thiệt mạng do Israel tấn công bằng máy bay tiêm kích

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 2/11 xác nhận đã tiêu diệt Jaafar Khader Faour, chỉ huy giám sát các cuộc tấn công bằng tên lửa và rocket của Hezbollah trong đơn vị Nasser.

Nga, Ukraine cáo buộc nhau cản trở trao đổi tù binh

Theo Reuters, ngày 3/11, Ủy viên Quốc hội Ukraine về nhân quyền Dmytro Lubinets kêu gọi Nga cung cấp danh sách tù binh, sau khi Moscow cáo buộc Kiev phá hoại quá trình trao đổi tù binh.

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Bầu cử tổng thống Mỹ: Cú đặt cược của Elon Musk, tỷ phú đang toan tính gì?

(Dân trí) - Trong giai đoạn cuối cùng của chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ, tỷ phú Elon Musk - người giàu nhất thế giới - đã dốc toàn lực ủng hộ cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên của Đảng Cộng hòa.   "Nếu Donald Trump thua, tôi tiêu đời" Trong số nhiều canh bạc táo bạo đã định...

Ông Trump hay bà Harris thắng cử sẽ tốt hơn cho kinh tế thế giới?

Do Mỹ đóng vai trò then chốt trong định hình nền kinh tế thế giới nên việc ông Donald Trump hay bà Kamala Harris đắc cử tổng thống sẽ có tác động lan tỏa đáng kể. Giới quan sát nhận định, những gì cựu Tổng thống Mỹ Trump nhiều khả năng sẽ làm khi quay trở lại Nhà Trắng là...

Phấp phỏng chờ mặt bằng xây trạm dừng nghỉ cao tốc

Hiện mới có 2/8 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông nhận được đủ mặt bằng để triển khai thi công, trong khi phải cơ bản hoàn thành các công trình dịch vụ công thiết yếu trước ngày 31/12/2024. Hiện mới có 2/8 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông...

Masterise Homes chính thức ra mắt dự án cao tầng đầu tiên Masteri Grand View tại The Global City

Masteri Grand View - siêu phẩm cao tầng đầu tiên tại trung tâm mới The Global City chính thức ra mắt, thừa hưởng toàn bộ giá trị từ cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, hệ tiện ích trọn vẹn chuẩn quốc tế của khu đô thị biểu tượng này. Masterise Homes chính thức ra mắt dự án cao tầng...

Mới nhất

LÀM BÁNH TRUNG THU