Trang chủDi sản4 hiện vật của nhiều thời vua vừa được công nhận là...

4 hiện vật của nhiều thời vua vừa được công nhận là bảo vật quốc gia

TP Huế hiện có 40 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, 4 bảo vật quốc gia vừa được công nhận là chuông Ngọ Môn, phù điêu bằng đá thời Minh Mạng, cặp tượng rồng thời Thiệu Trị và ngai hoàng đế Duy Tân.
Điều thú vị của 4 bảo vật quốc gia vừa công nhận ở Huế - Ảnh 1.

Tượng rồng bằng đồng triều Nguyễn vừa được công nhận là bảo vật quốc gia – Ảnh: NHẬT LINH

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia, trong đó có 4 bảo vật quốc gia là cổ vật cung đình triều Nguyễn đang lưu giữ ở Huế.

Ngày 3-1, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, cho biết Thủ tướng Chính phủ vừa công nhận thêm 4 cổ vật cung đình triều Nguyễn đang lưu giữ ở Huế là bảo vật quốc gia.

Như vậy tại TP Huế hiện có 40 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

4 bảo vật quốc gia vừa được công nhận là:

Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng, niên đại ngày 6 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 3 (1822), hiện vật đang trưng bày tại Lầu Ngũ Phụng, Ngọ Môn, Đại Nội Huế.

Điều thú vị của 4 bảo vật quốc gia vừa công nhận ở Huế - Ảnh 2.

Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng – Ảnh: Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Đây là chiếc chuông duy nhất (độc bản) được đúc để đặt tại không gian là cổng chính, cổng ở phía nam, cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Đại Nội Huế. 

Chuông dùng để sử dụng vào các hoạt động mang tính chất hành chính và được coi là biểu tượng của vương triều phong kiến.

 

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng, niên đại năm 1829, hiện vật đang trưng bày tại điện Long An, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Điều thú vị của 4 bảo vật quốc gia vừa công nhận ở Huế - Ảnh 3.

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng – Ảnh: Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Đây là hiện vật bằng đá cẩm thạch duy nhất lưu lại dấu ấn của hoàng đế Minh Mạng thể hiện thông qua bài thơ “Ngự chế” và bài “Minh” được khắc trên 2 mặt của phù điêu.

Cho đến nay, theo nghiên cứu của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế chưa có cá nhân, tổ chức, đơn vị nào công bố thông tin về một hiện vật có đặc điểm mô tả, các thông số, hiện trạng như hiện vật (được miêu tả bên trên) mà bảo tàng đang lưu giữ.

Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị, niên đại 1842, hiện trưng bày tại điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Điều thú vị của 4 bảo vật quốc gia vừa công nhận ở Huế - Ảnh 4.

Tượng rồng thời Thiệu Trị – Ảnh: NHẬT LINH

Tượng rồng là đỉnh cao của sự tích hợp, mô phỏng hình dáng các chiếc “kim ấn bảo tỉ” được đúc dưới các triều từ Minh Mạng đến Thiệu Trị với kiểu thức “hình con rồng quấn”.

Cặp tượng rồng này nguyên được đặt trước hiên điện Càn Thành, là không gian sinh hoạt và làm việc hằng ngày của nhà vua. 

Thông qua hình ảnh rồng đặc trưng dưới triều Nguyễn mang ý nghĩa biểu trưng với vai trò “thiên tử”, thể hiện quyền lực vững mạnh của vương quyền cùng khát vọng đất nước thái hòa, thịnh trị, nhân dân thái bình, ấm no…

Ngai hoàng đế Duy Tân, niên đại đầu thế kỷ XX, hiện vật đang trưng bày tại điện Long An, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Điều thú vị của 4 bảo vật quốc gia vừa công nhận ở Huế - Ảnh 5.

Ngai vàng của vua Duy Tân khi lên ngôi hoàng đế – Ảnh: Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế

Hoàng đế Duy Tân lên ngôi ngày 28 tháng 7 năm Đinh Mùi (5-9-1907), là hoàng đế thứ 11 của triều Nguyễn (1802 – 1945) khi ông mới 7 tuổi. Để phù hợp với vóc dáng của hoàng đế, triều đình đã cho đặc chế chiếc ngai với kích thước nhỏ dùng trong lễ đăng quang của nhà vua.

So sánh về kích thước với “ngai hoàng đế triều Nguyễn tại điện Thái Hòa” (hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia vào năm 2015) thì “ngai hoàng đế Duy Tân” nhỏ hơn.

Có thể khẳng định rằng, với bối cảnh lịch sử cũng như nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm mô tả như bên trên thì ngai hoàng đế Duy Tân đang được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là hiện vật gốc độc bản.

Nguồn: https://tuoitre.vn/4-hien-vat-cua-nhieu-thoi-vua-vua-duoc-cong-nhan-la-bao-vat-quoc-gia-2025010311222724.htm?utm_source=dable

Cùng chủ đề

Kiến nghị chỉnh sửa quy định về ứng phó sự cố tràn dầu

Kiến nghị chỉnh sửa quy định về ứng phó sự cố tràn dầu | 10/01/2025 Lượt xem: ...

Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia

Trong số 29 bảo vật quốc gia vừa được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận có bảo vật Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ. Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia - Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Hoàng thành Thăng Long có bốn bảo vật quốc gia đợt này Thẻ bài hiện được lưu...

3 bảo vật quốc gia đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long, có bảo vật nghìn năm

3 bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long đều là những bảo vật vô giá, chứa đựng trong mình những câu chuyện, thông điệp thiêng liêng từ quá khứ. Trong số này có đầu phượng thời Lý nghìn tuổi. Trong số 33 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đợt 13, có 3 bảo vật được lưu giữ trong khu Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội: Sưu...

HLV Kim Sang Sik về Hàn Quốc, hẹn ăn Tết ở Việt Nam

Sau khi cùng tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024, HLV Kim Sang Sik về Hàn Quốc nghỉ phép, có thể trở lại Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán. Ngày 10/1, HLV Kim Sang Sik trở về Hàn Quốc nghỉ phép. Nhà cầm quân sinh năm 1976 cho biết ông đã 3-4 tháng chưa về thăm gia đình, nên đang rất "thèm" bữa cơm cùng vợ, con. Trước đó, trong chuyến tập huấn tại Hàn Quốc cùng tuyển Việt...

Bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào DTTS Chăm, Khmer. Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản. An Giang có đông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Giữ ‘trái tim’ di sản và du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Sáng 30.6, hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững" do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN, Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TP.Đồng Hới. Hội thảo có sự tham gia của đại diện UNESCO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh...

Tìm hiểu về khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được số hóa bằng công nghệ thực tế ảo

Ngày 20/10, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Công ty Cổ phần Giải pháp Chuyển đổi số (VR360) là đơn vị thành viên của Bizverse phối hợp xây dựng website thực tế ảo VR360 chi tiết cho Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.   Bizverse là một thế giới Metaverse (thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số) và Digital Twin (bản sao kỹ...

Di sản thiên nhiên thế giới “tuyệt phẩm”: Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Vịnh Lan Hạ trên đảo Cát Bà. (PLVN) - Trước xu thế liên kết vùng, hợp tác cùng phát triển, việc đệ trình UNESCO thành công Hồ sơ đề cử Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là một trong những dấu mốc quan trọng khẳng định sự phối hợp hiệu quả, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.  Nếu được ghi danh, Vịnh Hạ...

Cùng chuyên mục

Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia

Trong số 29 bảo vật quốc gia vừa được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận có bảo vật Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ. Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia - Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Hoàng thành Thăng Long có bốn bảo vật quốc gia đợt này Thẻ bài hiện được lưu...

3 bảo vật quốc gia đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long, có bảo vật nghìn năm

3 bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long đều là những bảo vật vô giá, chứa đựng trong mình những câu chuyện, thông điệp thiêng liêng từ quá khứ. Trong số này có đầu phượng thời Lý nghìn tuổi. Trong số 33 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đợt 13, có 3 bảo vật được lưu giữ trong khu Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội: Sưu...

Bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào DTTS Chăm, Khmer. Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản. An Giang có đông...

Châu Thành: Công bố Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sáng 09/01, UBND huyện Châu Thành, tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Cây Di sản Việt Nam và thành lập Ban Quản lý Cây Di sản “Cây me ấp 2, xã Phước Tân Hưng”. Cây me này được người dân địa phương gọi là "Cây me Bà Giản". Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Long An trao Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam...

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của người Dao Thanh Y

Nằm dưới chân núi Yên Tử, thôn Khe Sú 1 và 2, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là nơi sinh sống bao đời nay của cộng đồng người Dao Thanh Y. Ðặc biệt, người dân nơi đây vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng có; trong đó, Cháy thui sấy (cháy sấy) là nghi lễ cấp sắc, đặt tên, tập quán xã hội đặc sắc được người Dao bảo tồn...

Mới nhất

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể của người Dao Thanh Y

Nằm dưới chân núi Yên Tử, thôn Khe Sú 1 và 2, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là nơi sinh sống bao đời nay của cộng đồng người Dao Thanh Y. Ðặc biệt, người dân nơi đây vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng có; trong đó, Cháy thui sấy...

Bí ẩn bảo vật quốc gia: Hành trình di sản Hà Nội

Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là nơi lưu giữ những di sản vô cùng quý giá. Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024, trong đó, có ba bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long là đầu phượng...

Việt Nam – Lào cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào, chiều 9/1, tại thủ đô Viêng Chăn, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào, với chủ...

Tình báo phương Tây thiệt mạng?

Tình báo phương Tây thiệt mạng; Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/1. Hàng trăm binh sĩ Ukraine trả giá đắt Trong làn khói lửa dày đặc của chiến sự Nga - Ukraine, một diễn...

Mới nhất