Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng một người mắc chứng sa sút trí tuệ có những thay đổi rõ ràng trong chuyển động cơ thể ngay từ 10 năm trước khi được chẩn đoán nhưng hầu hết mọi người không chú ý đến điều đó.
Sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer thường khởi phát âm thầm, khiến nhiều người không nhận ra mình đang mắc phải. Hoặc nhầm lẫn những dấu hiệu quên nhớ với quá trình lão hóa tự nhiên.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí “Lancet – Sức khỏe và Tuổi thọ” cho thấy trước khi chứng mất trí não xảy ra, chân tay khi đi lại đã phát ra những tín hiệu rõ ràng và các dấu hiệu này có thể được nhìn thấy sớm nhất là từ 10 năm trước.
Nghiên cứu cho thấy ở người cao tuổi, các chức năng vận động của cơ thể, chẳng hạn như tốc độ đi bộ có xu hướng suy giảm. Những vấn đề về chức năng vận động xuất hiện sớm hơn tới 10 năm so với tình trạng suy giảm nhận thức. Những thay đổi trong dáng đi của người cao tuổi thực sự có thể là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ, bệnh ở hệ thống khớp, mô cơ và hệ thần kinh của họ.
Dáng đi trì hoãn
Đặc điểm của dáng đi này là bàn chân không thể nhấc lên và luôn kéo lê trên mặt đất. Bàn chân dường như bị trọng lực hút và không thể nhấc chân lên để bước đi một cách dễ dàng. Dáng đi này điển hình về mặt lâm sàng của bệnh não úng thủy với áp lực não bình thường.
Điều này có thể là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên của não, xuất huyết não hoặc nhiễm trùng và có thể kèm theo mất trí nhớ, rối loạn tiết niệu (chẳng hạn như đi tiểu thường xuyên, tiểu không tự chủ hoặc khó tiểu).
Dáng đi loạng choạng
Những người này bước đi như say rượu, luôn loạng choạng mất thăng bằng và không thể đi theo đường thẳng. Dáng đi này có thể nghi ngờ xuất huyết não, nhồi máu não, u não, đặc biệt là tổn thương tiểu não…
Dáng đi khập khiễng
Người có dáng đi khập khiễng là bởi vì một chân của họ vẫn bình thường, nhưng chân còn lại có thể bị rối loạn chức năng thần kinh hoặc cơ khiến nó không thể cử động cùng nhau, dẫn đến tư thế khập khiễng.
Tình trạng này hay gặp hơn ở bệnh đau thần kinh tọa, hẹp đĩa đệm, tắc mạch máu chi dưới, viêm xương khớp hoặc bệnh mạch máu não một bên.
Dáng đi lê chân
Tư thế đi bộ này có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson cũng như một số bệnh thoái hóa hệ thần kinh trung ương, thường xuất hiện sớm ở người trung niên và người cao tuổi. Dáng đi lê chân, nơi đầu, cổ và cẳng chân gập về phía trước với tư thế cứng nhắc. Những người bị ảnh hưởng thường thực hiện các bước ngắn, nhanh để duy trì trọng tâm.
Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn Alzheimer, nhưng một số biện pháp có thể giảm nguy cơ bệnh tiến triển nhanh như kiểm soát tốt các bệnh lý cơ thể, thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường hoạt động trí não, chăm sóc sức khỏe tâm thần,….
T. Linh
Nguồn: https://giadinhonline.vn/4-bat-thuong-khi-di-lai-canh-bao-sa-sut-tri-tue-tu-10-nam-truoc-d203587.html