Trang chủNewsThời sự30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định...

30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal


z5835410873953_415140bca2eadf8d74180eefa40f79f7.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu khai mạc hội thảo

Sự kiện nhằm hưởng ứng Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2024 và chia sẻ nỗ lực của Việt Nam trong hợp tác, cùng hành động để giải quyết những thách thức về biến đổi khí hậu, chung tay phục hồi tầng ô-dôn, bảo vệ Trái đất.

Tham dự có ông Tạ Quang Ngọc, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí Việt Nam; ông Pipat Poopeerasupong, Điều phối viên ô-dôn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP); ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT); đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ TN&MT cùng đại diện các Bộ, ngành; đại diện UBND, Sở TN&MT 15 tỉnh/thành phố phía Bắc; đại diện các tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các cơ sở đào tạo và nhiều doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết: Năm 2024 đánh dấu mốc 30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Ngay sau khi tham gia Công ước và Nghị định thư năm 1994, Việt Nam đã ban hành Chương trình quốc gia loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ô-dôn năm 1995 và thành lập Văn phòng Chương trình quốc gia để điều phối, triển khai các hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal từ năm 1996.

img_0041.jpg
Bà Megumi Seki, Thư ký điều hành, Ban Thư ký ô-dôn quốc tế phát biểu chúc mừng Việt Nam đã thực hiện thành công Nghị định thư Montreal trong suốt 30 năm qua

Trong thập niên đầu tiên tham gia Công ước và Nghị định thư (1994 – 2004) Việt Nam đã bắt đầu xây dựng và ban hành các quy định quản lý, kiểm soát sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ để loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Trong giai đoạn 2004 – 2014, Việt Nam đẩy mạnh công tác bảo vệ tầng ô-dôn, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định quản lý, văn bản chỉ đạo điều hành để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu các chất; kiểm soát thiết bị làm lạnh sử dụng môi chất lạnh CFC; hạn chế thành lập mới hoặc mở rộng sản xuất đối với doanh nghiệp sử dụng chất HCFC. Cùng với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010, ngưng ở mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC từ ngày 1/1/2013 và nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ.

img_0044.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

Giai đoạn từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, đến nay hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn, quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu ứng nhà kính cơ bản được hoàn thiện. Doanh nghiệp sản xuất xốp, điều hòa không khí, thiết bị lạnh không còn sử dụng chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong hoạt động sản xuất; việc nhập khẩu, tiêu thụ các chất được kiểm soát theo lộ trình; chất Methyl Bromide chỉ được sử dụng cho mục đích kiểm dịch và khử trùng trong nông nghiệp.

Chính phủ cũng đã đã phê chuẩn tham gia Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal từ năm 2019, nhằm tăng cường công tác quản lý các chất gây hiệu ứng nhà kính (HFC) được sử dụng để thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn đang dần bị loại bỏ. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chi tiết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; các thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành phục vụ công tác quản lý.

img_0050.jpg
Đông đảo các chuyên gia trong và ngoài nước, đại diện các tổ chức quốc tế tham dự hội thảo

Sau 30 năm tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã được quốc tế đánh giá là thành viên tích cực và có trách nhiệm cao; nỗ lực thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp để quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính và đạt được nhiều kết quả quan trọng. “Theo thống kê, đánh giá của Ban Thư ký Ô-dôn quốc tế công bố tại kỳ họp tháng 7 vừa qua, Việt Nam đã loại trừ tiêu thụ 220 triệu tấn CO2 tương đương từ khi tham gia đến nay” – Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh. Những kết quả có đóng góp quan trọng của các Bộ, các ngành như: Công Thương, Hải quan, Giáo dục nghề nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự tham gia tích cực của các cơ sở đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp trên cả nước; và sự đồng hành, hợp tác của các đối tác quốc tế.

Để triển khai đồng bộ các giải pháp từ nay đến năm 2045, ngày 11/6/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát tại Quyết định số 496/QĐ-TTg. Nếu thực hiện theo lộ trình, đến năm 2045 Việt Nam sẽ giảm phát thải hơn 11 triệu tấn CO2 tương đương từ việc loại trừ các chất được kiểm soát, chưa kể đến lượng giảm phát thải đạt được thông qua những nỗ lực chuyển đổi công nghệ theo hướng thân thiện với khí hậu và các hoạt động tái chế, tái sử dụng các chất được kiểm soát, góp phần thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

img_0100.jpg
Ông Rusmir Music, chuyên gia Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) trình bày tại Hội thảo

Phát biểu chào mừng từ trụ sở của UNEP, bà Megumi Seki, Thư ký điều hành, Ban Thư ký ô-dôn quốc tế chúc mừng Việt Nam đã thực hiện thành công Nghị định thư Montreal trong suốt 30 năm qua.

Trọng tâm của Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2024 là đóng góp vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thể hiện qua thông điệp “Nghị định thư Montreal: Thúc đẩy hành động vì khí hậu”. Nghị định thư Montreal được quốc tế đánh giá là một trong những thỏa thuận đa phương về môi trường thành công nhất trong lịch sử và đây là thắng lợi chung của sự hợp tác toàn cầu. Cho đến nay, việc loại trừ 99% các chất gây suy giảm tầng ô dôn tương đương giảm phát thải khoảng 366 tỷ tấn CO2 trên khắp thế giới, góp phần làm chậm đáng kể quá trình nóng lên toàn cầu.

Bà Megumi Seki bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục quyết tâm triển khai thực hiện Nghị định thư Montreal hiệu quả, chung tay cùng nỗ lực gấp đôi để phát huy hết tiềm năng của Bản sửa đổi, bổ sung Kigali, và tham gia các hành động quốc tế về tăng cường quản lý vòng đời các môi chất lạnh trong thời gian tới, hiện thực hóa các mục tiêu giảm phát thải.

Tại hội thảo, đại diện các tổ chức quốc tế và chuyên gia trong nước đã có các bài tham luận chuyên sâu về nội dung quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát và triển khai hoạt động làm mát bền vững tại Việt Nam; thực tiễn chuyển đổi công nghệ và hoạt động thu gom, tái chế và xử lý các chất được kiểm soát tại Việt Nam.

Theo ông Viraj Vithoontien, chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), việc thực hiện quản lý theo vòng đời môi chất lạnh là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất hóa chất, nhà sản xuất thiết bị, nhà hoạch định chính sách, các tập đoàn lớn và các chuyên gia dịch vụ cùng hợp tác để ngăn chặn phát thải vào khí quyển.

z5835982263604_325a1bd0e64f10ec2a78b1f60d642f5c.jpg
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại Hội thảo

Một số kinh nghiệm quốc tế có thể kể đến, như áp dụng chế độ đặt cọc/hoàn tiền đối với doanh số bán lẻ môi chất lạnh số lượng lớn của các nhà phân phối và bán buôn. Số tiền đặt cọc chưa được hoàn lại sẽ được dành để thanh toán các chi phí liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, thu hồi và tiêu hủy các chất này. Cơ quan quản lý, thị trường cần tăng thêm yêu cầu sử dụng môi chất lạnh tái chế trong sản xuất thiết bị mới. Người mua, người vận hành tòa nhà và phương tiện giao thông nên áp dụng các tiêu chuẩn mua sắm môi chất lạnh và các tiêu chuẩn hiệu suất thiết bị hiện có để nâng cao quản lý vòng đời…

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận, làm rõ hơn về cơ hội, thách thức, nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp để có thể triển khai đồng bộ, hiệu quả theo lộ trình Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát của Việt Nam.

z5835476285858_52318e4ccb681d3a31a896d08baa274b.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

Tiếp thu các ý kiến, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đây là những gợi ý để Việt Nam tiếp tục hành trình bảo vệ tầng ô-dôn, đặc biệt trong việc thiết kế các quy định quản lý, triển khai trong thực tiễn và tăng cường phối hợp liên ngành.

Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô dôn 2024 đánh dấu một hướng đi toàn diện hơn của cả thế giới, vừa nỗ lực thực hiện tốt Công ước Vienna, Nghị định thư Montreal, vừa đảm bảo thực thi Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Là một thành viên tích cực, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động bảo vệ tầng ô-dôn, làm mát bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu. Để đạt được các mục tiêu không thể thiếu sự đồng hành của các đối tác quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công thương, hải quan, thủy sản… Các viện , trường, cơ sở đào tạo nghề, hội nghề nghiệp nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đề ra.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/30-nam-viet-nam-tham-gia-cong-uoc-vienna-va-nghi-dinh-thu-montreal-nhieu-dau-an-dam-net-380072.html

Cùng chủ đề

Hiểm họa từ hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi

Gây biến đổi khí hậu, đe dọa an ninh lương thực  Hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi là hiện tượng gia tăng lượng khí nhà kính, chủ yếu là khí metan (CH4) và nitrous oxide (N2O) do các hoạt động chăn nuôi gây ra. Việt Nam là một nước có số lượng đầu gia súc gia cầm lớn trong khi đó phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi tận dụng tỷ lệ còn cao (trên 50%) nên...

Hà Nội chủ động, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu

Đây là thông tin được Giám đốc Sở NN&PTNT TP Nguyễn Xuân Đại nêu ra tại Hội nghị giao ban Quý II/2024 giữa Thường trực Thành uỷ - HĐND – UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến diễn ra chiều 28/6. Theo đó, báo cáo về công tác chủ động, sẵn sàng ứng phó với thiên tai trên địa bàn TP, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Nguyễn Xuân Đại...

Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác ưu tiên về biến đổi khí hậu

Tham dự tại điểm cầu trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, phía Việt Nam có đại diện các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Ngoại giao; Giao Thông vận tải; Công Thương; Tài chính; Xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và...

Chính phủ đã chỉ đạo bài bản về vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu

Chiều 29/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã...

Nhiều ý kiến đóng góp cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP

Tham dự Hội thảo có đại diện các Bộ quản lý chuyên ngành, các cơ quan liên quan, các Hội, hiệp hội, doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan.Theo Cục trưởng Tăng Thế Cường, kết quả tham vấn sẽ giúp hoàn thiện nội dung dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Tân Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hứa tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trước hết là thực hành lời dạy của Bác Hồ đối với người cán bộ kiểm sát nhân dân phải công minh,...

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Điểm tựa thứ sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.Các Ủy viên gồm có:- Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và...

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau ‘siêu bão’ lịch sử

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-6-nhom-nhiem-vu-giai-phap-lon-sau-sieu-bao-lich-su-380035.html

Người dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng bão số 3

Đoàn công tác đã đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ và sạt lở đất tại tổ 2, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái (khu vực dốc Cao Lanh, đường Điện Biên). Đồng thời, kiểm tra tình hình khắc phục hậu...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Bão Bebinca không ảnh hưởng đến Việt Nam

Dự báo cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ đổ bộ vào khu vực phía Đông Trung Quốc, không ảnh hưởng đến Việt Nam. Dự báo đường đi của bão Bebinca của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết như vậy về diễn biến cơn bão Bebinca đang hoạt động ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Dự báo của các cơ quan khí tượng...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

3 lô hàng cứu trợ thiên tai của ASEAN đã về đến Việt Nam

VOV.VN - 3 lô hàng cứu trợ của Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo trong thiên tai nhằm giúp Việt nam khắc phục hậu quả thiên tai đã về đến Hà Nội vào ngày 16/9.   Những lô hàng cứu trợ này gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân với tổng trị giá khoảng...

Thủ tướng bật khóc khi nhắc đến những mất mát đau xót tại Làng Nủ

Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=2zQRXnpP0g0

Cùng chuyên mục

Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Theo đó, từ năm 2020 đến nay, huyện Phú Lương đã dành trên 2 tỷ đồng, để hỗ trợ các xóm, TDP xây mới, sửa chữa NVH. Số tiền hỗ trợ tuy không lớn nhưng phần nào giúp các xóm, TDP có thêm điều kiện để hoàn thiện NVH - nơi sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Theo thống kê, năm 2022, Huyện còn 51 NVH chưa đạt chuẩn, thì nay số NVH chưa đạt...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.   Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Tiếp...

Bão đổ bộ vào đất liền dự báo tăng, nguy cơ mưa lũ dồn dập ở Trung Bộ

Nhận định về các hình thái thời tiết nguy hiểm trong những tháng cuối năm 2024, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng nhận định, từ nay đến hết tháng 9/2024, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 1 - 2 xoáy thuận nhiệt đới (bão/áp thấp nhiệt đới), ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Từ tháng 10 -...

Điều kiện để U20 Việt Nam giành vé dự VCK U20 châu Á 2025

VOV.VN - Dù được thi đấu trên sân nhà nhưng U20 Việt Nam sẽ phải vượt qua một đối thủ tiềm năng để giành vé dự giải châu Á.   Bảng đấu của U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 21/9 tại SVĐ Lạch Tray (Hải Phòng). Dù có lợi thế sân nhà nhưng U20 Việt Nam vẫn sẽ phải rất nỗ lực để giành vé dự vòng chung kết khi bảng A...

Mới nhất

Điều kiện để U20 Việt Nam giành vé dự VCK U20 châu Á 2025

VOV.VN - Dù được thi đấu trên sân nhà nhưng U20 Việt Nam sẽ phải vượt qua một đối thủ tiềm năng để giành vé dự giải châu Á.   Bảng đấu của U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 21/9 tại SVĐ Lạch Tray (Hải Phòng). Dù có lợi thế sân nhà...

Chuyên gia tổng kết những điểm bất thường của bão số 3 (Yagi)

(Chinhphu.vn) - Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, là cơn bão có cường độ tăng nhanh nhất, mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường.   Đường đi của bão số 3 (Yagi) Bão số 3 (Yagi) có nhiều điểm bất thường Theo Giám...

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

Bên cạnh yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố lượng mưa và những cơn mưa sau bão là tác nhân kích hoạt tai biến thiên nhiên như trượt lở, lũ quét trong thời gian qua.   Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc...

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Chưa chỉ ra được khi nào tai biến xảy ra Đánh giá về mặt địa chất khu vực miền núi phía bắc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa chất cho biết, phần lớn diện tích khu...

Ngư dân Bình Định liên tiếp cứu hộ rùa biển quý hiếm

TPO - Ngày 16/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định cho biết, đã có quyết định tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích trong công tác bảo vệ và bảo tồn rùa biển. Theo Chi cục Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT Bình Định, vào...

Mới nhất