Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục30 năm, hàng trăm lần tôi đến trường "đòi" bằng đại học

30 năm, hàng trăm lần tôi đến trường “đòi” bằng đại học


Vụ kiện Đại học Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: Người đàn ông kể những năm tháng chật vật vì không được trường trả bằng tốt nghiệp

Mới đây, TAND quận Hai Bà Trưng vừa ra thông báo thụ lý vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đơn khởi kiện của ông Dương Thế Hảo (65 tuổi, trú tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Người bị kiện là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – đại diện theo pháp luật là ông Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng nhà trường.

Vụ kiện Đại học Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: Hành trình 30 năm gian nan

Ông Dương Thế Hảo cho biết, suốt 30 năm đòi lại bằng tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là quãng thời gian vô cùng gian nan. Ảnh: Gia Khiêm

Tòa án cho biết, ông Dương Thế Hảo nguyên là sinh viên Khoa Kinh tế công nghiệp K26-27 hệ chính quy của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Năm 1989, ông Hảo hoàn thành thi tốt nghiệp với tất cả các môn. Sau khi hoàn thành khóa học, từ năm 1989, ông Hảo không nhận được bằng tốt nghiệp và nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng. Chỉ tới khi ông có đơn khởi kiện ra tòa thì nhà trường mới trả bằng tốt nghiệp kèm theo hồ sơ, giấy tờ cá nhân cho ông.

Việc làm đó của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã gây ra hàng loạt hậu quả, thiệt hại cho cá nhân ông Dương Thế Hảo và gia đình trong thời gian dài. 

Vụ kiện Đại học Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: Hành trình 30 năm gian nan

Bằng tốt nghiệp của ông Dương Thế Hảo được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cấp năm 2019. Ảnh: Gia Khiêm

Ông Hảo yêu cầu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân bồi thường tổn thất từ việc giữ bằng đại học và hồ sơ cá nhân khiến ông mất quyền tham gia thành lập và sở hữu doanh nghiệp, quản lý điều hành doanh nghiệp, số tiền 5,4 tỷ đồng. 

Trong đơn khởi kiện gửi tới tòa án, ông Hảo liệt kê chi tiết các khoản tiền yêu cầu nhà trường phải bồi thường gồm: Mất thu nhập từ lương 4,5 tỷ đồng; mất thu nhập ngoài lương 1,5 tỷ đồng; gây tổn thất tinh thần, uy tín, danh dự 2,5 tỷ đồng; mất cơ hội tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ 3,6 tỷ đồng; mất cơ hội hưởng thụ các chính sách, ưu đãi cho cựu quân nhân 2,7 tỷ đồng; mất quyền sở hữu và định đoạt các tài sản thiết yếu 7,5 tỷ đồng.

Người đàn ông 65 tuổi cũng yêu cầu trường này bồi thường chi phí khai sinh, xin học cho các con; chi phí đòi các hồ sơ giấy tờ, thuê luật sư, chi phí hàn gắn hôn nhân, tổn thất về hạnh phúc gia đình… Tổng thiệt hại mà ông Hảo yêu cầu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phải bồi thường là 36,696 tỷ đồng.

Sáng 22/10, chúng tôi gặp ông Hảo tại nhà riêng trong ngõ thuộc phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Căn nhà rộng 80m2, cao tầng nhưng vắng bóng người, ông Hảo sống một mình tại đây.

Trong câu chuyện với PV Dân Việt, ông Hảo cho biết, hành trình 30 năm đòi tấm bằng đại học và giấy tờ hồ sơ gốc có liên quan của ông vô cùng gian nan. Nó cũng là nguyên nhân khiến cuộc sống, công việc, thậm chí gia đình ông đã gặp không ít biến cố. 

Vụ kiện Đại học Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: Hành trình 30 năm gian nan

Năm 2018, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có văn bản gửi ông Hảo cho rằng, ông Hảo không có tên trong các Quyết định công nhận tốt nghiệp và danh sách sinh viên được cấp bằng đang lưu trữ trong sổ cấp bằng tốt nghiệp nên không có cơ sở cấp bằng cho ông trong khi đó ông theo học chính quy tại trường. Sau khi bị ông Hảo khởi kiện năm 2019, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trả bằng tốt nghiệp đại học và hồ sơ gốc cho ông Hảo. Ảnh: Gia Khiêm

“Những năm đầu 1990, tôi được nhận làm Phó giám đốc, rồi Giám đốc Xí nghiệp kỹ nghệ đồ gỗ xuất khẩu Hòa Bình nhưng đến năm 1993 không lấy được bằng đại học nên buộc phải bàn giao vị trí đó cho người khác. Sau đó, tôi đã phải đi làm tất cả mọi việc có thể để trụ lại Hà Nội (ông Hảo quê gốc ở Bắc Giang – PV).

Ngay từ năm đó tôi đã đi đòi bằng tốt nghiệp đại học của mình nhưng nhà trường cứ khất lần, nay hứa mai hẹn với lý do thiếu phôi bằng tốt nghiệp. Hồ sơ lý lịch gốc của tôi cũng bị giữ lại trường. Bao nhiêu năm trời tôi gặp không ít khó khăn, vất vả khi đi xin việc làm, ổn định cuộc sống do hậu quả của việc này gây ra”, ông Hảo kể lại.

Hành trình 30 năm gian nan “đòi” bằng đại học

Theo ông Hảo, khi lấy vợ và có con đầu lòng năm 1991, do không có hộ khẩu, hồ sơ cá nhân bị trường giữ nên vợ chồng ông không thể đăng ký kết hôn. Cũng từ đây, thêm nhiều câu chuyện trớ trêu xảy ra, con cái không làm được giấy khai sinh, vợ chồng mâu thuẫn…

Vụ kiện Đại học Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường 36 tỷ: Hành trình 30 năm gian nan

Mãi sau này ông Hảo mới lấy lại được giấy tờ làm hộ khẩu. Ảnh: Gia Khiêm

“Con tôi phải đưa về quê để khai sinh. Con trai đầu sinh năm 1991 thì về quê ông bà nội ở Bắc Giang làm giấy khai sinh rồi ở đó học tập luôn. Đứa con thứ hai sinh năm 1998 thì được đưa về quê vợ ở Thái Bình để đăng ký. Phản ứng của vợ tôi rất khó chịu, không có hộ khẩu, không làm được giấy khai sinh như hôn thú vô thừa nhận.

Sau đó cô ấy mang theo con gái hơn 1 tuổi bỏ Hà Nội về quê Thái Bình làm khai sinh cho con và tìm việc làm và không quay lại nữa. Hôn nhân không có ngọn lửa sưởi ấm thường xuyên kiểu gì chẳng đổ vỡ, con cái mỗi đứa ở nơi, muốn trực tiếp quan tâm rèn giũa con cũng khó vì khoảng cách địa lý. Cuối cùng hôn nhân giữa chúng tôi cũng không tồn tại được”, ông Hảo bày tỏ.

Thậm chí khi mua nhà, ông Hảo cũng phải nhờ người khác đứng tên. Ông không thể nhớ chính xác số lần tới Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đòi bằng vì quá nhiều. Ông cho rằng, sự việc trải qua “nhiều đời hiệu trưởng”, qua nhiều trưởng và phó phòng đào tạo nhưng không ai giải quyết dứt điểm vụ việc của ông.

“Chắc phải mấy trăm lần tôi ngược xuôi quay lại trường đòi bằng tốt nghiệp, có những ngày tôi đến trường 3-4 lần, nhờ hết người này người khác. Tôi thực sự nể họ, đây cũng là ngôi trường tôi từng theo học trong 5 năm, rất đông thầy cô, anh chị làm cán bộ công nhân viên ở đó nên tôi có quan hệ tốt. Bởi vì quá nể tình cảm nên công cuộc đòi lại bằng của tôi thêm dài và có lúc đi vào ngõ cụt”, ông Hảo nói.

Sau khi bị ông Hảo khởi kiện, năm 2019 tại tòa án, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trả bằng tốt nghiệp đại học và hồ sơ gốc cho ông Hảo. Ông Dương Thế Hảo khẳng định, mình tốt nghiệp đại học năm 1989 nhưng không được cấp bằng tốt nghiệp mà chỉ được cấp giấy xác nhận đã hoàn thành khóa học, đã thi tốt nghiệp để đi xin việc. Tính từ thời điểm “bị nợ bằng”, từ năm 1989 đến năm 2019, khi TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử việc ông khởi kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, là 30 năm.

“Ra tòa họ (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – PV) mới trả bằng đại học cho tôi, sau đó họ thông báo đã tìm thấy hồ sơ và trả lại sơ yếu lý lịch, hồ sơ đoàn viên, bằng tốt nghiệp cấp 3, học bạ cấp 3, lý lịch quân nhân, quyết định xuất ngũ cho tôi. Tất cả đều là bản gốc, bản chính”, ông Hảo nói và cho biết đang cất giữ các giấy tờ này để sẵn sàng đưa ra tòa đòi bồi thường.

Sau khi nhận được giấy tờ, ông Hảo tiếp tục yêu cầu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phải bồi thường.

“Hành vi nêu trên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã gây thiệt hại cho tôi về tinh thần và vật chất trong suốt mấy chục năm qua. Mong muốn của tôi bây giờ là nhà trường phải chịu trách nhiệm những sai sót nghiêm trọng này vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới cá nhân tôi, gia đình, con cái và người thân…”, ông Hảo nói thêm.

Bài tiếp: Luật sư nói gì về vụ việc người đàn ông kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đòi bồi thường hơn 36 tỷ đồng?





Nguồn: https://danviet.vn/vu-kien-dh-kinh-te-quoc-dan-doi-boi-thuong-36-ty-30-nam-hang-tram-lan-toi-den-truong-doi-bang-dai-hoc-20241022121107208.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyên gia bày cách biến hàng trăm triệu tấn chất thải chăn nuôi thành tài nguyên làm giàu cho nông dân

Kinh nghiệm từ các nước trên thế giớiCùng chia sẻ về vấn đề này, TS.Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, hiện trên thế giới, các nước có ngành chăn nuôi phát triển phải kể đến như các nước Bắc Mỹ,...

Khẩn trương hoàn trả 37 tỷ đồng học phí thu sai quy định tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

Ngày 22/10, tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 9 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Bình Dương, vấn đề được nhiều cơ quan báo chí quan tâm là việc thu sai học phí...

Hai trường đại học đang khẩn trương thu hồi bằng của ông Vương Tấn Việt

Ngay sau khi có thông tin từ Bộ GDĐT về kết quả xác định ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) đã sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và ông Vương Tấn Việt cũng đã thừa nhận...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt không hợp pháp, khẩn trương thu hồi

Tối 21-10, theo báo Giáo dục và Thời đại (Bộ Giáo dục và Đào tạo), thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp...

Nhóm bạn trẻ tạo công cụ hỗ trợ học tiếng Anh miễn phí

Skillseed là dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi nhóm học sinh đến từ trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam với mục đích đưa trí tuệ nhân tạo (AI) đến gần hơn với học sinh,...

Thông tin mới nhất từ Bộ GDĐT

Thời gian qua, Bộ GDĐT đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp luật.Kết quả...

Ông Vương Tấn Việt tự nguyện giao nộp các văn bằng không hợp pháp

Ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và cũng đã tự nguyện giao nộp các văn bằng để xử lý theo quy định. Sáng 22/10, trao đổi với VietNamNet, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, ông Vương Tấn Việt đã thừa nhận sử dụng bằng cấp ba bổ túc văn hoá không hợp pháp và cũng đã tự nguyện giao nộp các văn bằng...

Cùng chuyên mục

Trao giải vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024

Sau 3 tháng phát động, Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Bình năm 2024 đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo học sinh, với số lượng 4.066 bài dự thi của các thí sinh ở các trường trong toàn tỉnh. Ban tổ chức Vòng...

Trường đại học Hà Nội và Đại học Luật Hà Nội đang thu hồi các văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt

Sáng 22-10, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, trưởng phòng đào tạo sau đại học, Trường đại học Luật Hà Nội, cho biết sau khi nhận công văn của Bộ giáo dục và đào tạo chiều 21-10, Trường đại học Luật Hà Nội đã tiến hành các thủ tục pháp lý hủy kết quả đào tạo (kết quả học tập) và đang thu...

Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển

Dự thảo Luật Nhà giáo kỳ vọng tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển

Dự thảo Luật Nhà giáo kỳ vọng tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Mới nhất

Ông Trump và bà Harris đối đầu chớp nhoáng

Chỉ còn khoảng hai tuần nữa là đến Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đang trong cuộc đua quyết liệt tại các chiến trường có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử. Các cuộc thăm dò cho...

Nông Thúy Hằng, Hà Kino kêu gọi chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Gần 100 nghệ sĩ, người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng (KOLs) đồng hành, kêu gọi cộng đồng chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.   Hoa hậu Nông Thúy Hằng kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em - Ảnh: BTC Nhiều người nổi tiếng như hoa hậu Nông Thúy...

Bão Trami giật cấp 14 khi vào Biển Đông

Bão Trami đã hình thành trên vùng biển phía Đông Philippines. Dự báo khoảng ngày 25/10, bão Trami sẽ đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông với sức gió giật cấp 14. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng sớm nay (22/10, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông...

Tạo đồng thuận để bảo vệ di sản văn hóa tốt hơn

Nghị quyết số 43-NQ/TW của Ðảng "Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc" ban hành ngày 24/11/2023, đề ra mục tiêu, tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội,...

Mới nhất