Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục3 năm, TP.HCM hỗ trợ hàng trăm tỉ đồng cho giáo viên...

3 năm, TP.HCM hỗ trợ hàng trăm tỉ đồng cho giáo viên mầm non


3 năm, TP.HCM hỗ trợ hàng trăm tỉ đồng cho giáo viên mầm non- Ảnh 1.

Giáo viên Trường mầm non Tuổi Thơ 7, Q.3, TP.HCM chăm trẻ trong giờ ăn

Sáng nay, 11.10, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM”. Bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM, thống kê những chính sách đặc thù dành cho giáo viên mầm non tại TP.HCM, bên cạnh những chế độ chính sách chung cho giáo viên mầm non cả nước.

Những chính sách đặc thù được áp dụng trong thực tế như thế nào?

Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, thực hiện Nghị quyết số 27/2021/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM về chính sách phát triển giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp tại TP.HCM, qua gần 3 năm học, các cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp được hỗ trợ 1 tỉ 040 triệu đồng. Tổng số trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ hơn 12,6 tỉ đồng. Còn các giáo viên mầm non làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp được hỗ trợ hơn 2,6 tỉ đồng. Lãnh đạo Sở GD-ĐT nhìn nhận các con số này vẫn rất ít, tổng số tiền của 3 mục trên chỉ là hơn 15 tỉ đồng.

Với Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM về hỗ trợ giáo dục mầm non; Nghị quyết số 01/2021/NQ- HĐND của HĐND TP.HCM về sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 4.2 Điều 2 thì trong số các kết quả đạt được, đáng chú ý là đầu tư của TP.HCM về xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo sửa chữa các công trình trường mầm non.

Theo thống kê từ năm 2021 đến nay, tại TP.HCM, có 33 trường mầm non được xây dựng mới, tổng kinh phí là hơn 1.400 tỉ đồng (1.414.764.068.000 đồng). Có 577 trường mầm non được sửa chữa, tổng kinh phí là hơn 353 tỉ đồng (353.859.344.545 đồng).

Việc nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non theo luật Giáo dục 2019 được Sở GD-ĐT TP.HCM quan tâm. Tính đến nay có 20.844/26.055 giáo viên mầm non đạt chuẩn, hiện còn 5.211 giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn (đa phần đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm lớp).

Đặc biệt, trong 3 năm qua, từ 2021 tới nay, hàng trăm tỉ đồng đã hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non công lập. Như hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên do tính chất công việc (25%- 35% tiền lương/tháng) với tổng kinh phí hơn 374 tỉ đồng (374.392.247.815 đồng). Và hỗ trợ giáo viên mới ra trường với tổng kinh phí là hơn 11 tỉ đồng (11.467.517.373 đồng).

3 năm, TP.HCM hỗ trợ hàng trăm tỉ đồng cho giáo viên mầm non- Ảnh 2.

Giáo viên mầm non không chỉ lo chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mà còn dọn dẹp vệ sinh lớp học, chuẩn bị học liệu, đồ chơi cho bé…

“Nhờ có chính sách hỗ trợ nên đội ngũ giáo viên mới ra trường yên tâm công tác; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng, giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và tiếp cận nhiều phương pháp tiên tiến vận dụng vào thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng nâng cao. Đến nay, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cơ bản đảm bảo đáp ứng theo quy định 2 giáo viên/lớp, tuy nhiên các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chỉ đạt trên 1,8 giáo viên/lớp”, bà Lương Thị Hồng Điệp đánh giá.

Nhiều chính sách thu hút giáo viên mầm non

Phân tích những tác động của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM về chính sách thu hút giáo viên mầm non; Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM về sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 theo đề cương, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND có những chính sách thu hút giáo viên mầm non như hợp đồng giáo viên với mức lương 3.750.000 đồng/người/tháng x 9 tháng/năm; Hợp đồng nhân viên nuôi dưỡng với mức hỗ trợ tối thiểu là 2.000.000 đồng/người/tháng x 9 tháng/năm, ngân sách thành phố chi 1.000.000 đồng/người/tháng, còn lại chi từ nguồn xã hội hóa.

Chính sách cũng quy định mức hỗ trợ cho giáo viên mầm non do tính chất công việc (không áp dụng đối với giáo viên hợp đồng) là 650.000 đồng/người/tháng x 9 tháng/năm. Và mức hỗ trợ khuyến khích đối với giáo viên mầm non theo trình độ chuyên môn (không áp dụng đối với giáo viên hợp đồng), nếu trình độ thạc sĩ là 1.500.000 đồng/người/tháng x 12 tháng/năm. Trình độ đại học là 900.000 đồng/người/tháng x 12 tháng/năm. Trình độ cao đẳng là 550.000 đồng/người/tháng x 12 tháng/năm. Chính sách này cũng cho phép tuyển dụng giáo viên mầm non không có hộ khẩu trên địa bàn TP.HCM.

3 năm, TP.HCM hỗ trợ hàng trăm tỉ đồng cho giáo viên mầm non- Ảnh 3.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM sáng 11.10

Theo Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND của HĐND TP.HCM về sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 theo đề cương, về mặt chính sách thì hợp đồng giáo viên (hợp đồng lao động dưới 12 tháng) với mức hỗ trợ bằng mức lương tối thiểu vùng 1 do Chính phủ công bố, thời gian hỗ trợ 9 tháng/năm. Còn hợp đồng nhân viên nuôi dưỡng được hỗ trợ bằng 50% mức lương tối thiểu vùng 1 do Chính phủ công bố (chi từ ngân sách thành phố), còn lại chi từ nguồn xã hội hóa (tùy theo điều kiện cụ thể từng đơn vị), thời gian hỗ trợ 9 tháng/năm.

“Từ năm học 2021-2022 đến nay, theo chính sách trên, tại TP.HCM tổng số giáo viên hợp đồng là 28.408 giáo viên; tổng số nhân viên nuôi dưỡng hợp đồng là 8.525 người.

Số giáo viên mầm non được hỗ trợ do tính chất công việc là 20.889 người với tổng kinh phí hơn 93 tỉ đồng (93.761.124.200 đồng). Và hỗ trợ khuyến khích đối với 20.087 giáo viên mầm non theo trình độ chuyên môn với tổng kinh phí trên 148 tỉ đồng (148.780.080.396 đồng)”, báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết.




Nguồn: https://thanhnien.vn/3-nam-tphcm-ho-tro-hang-tram-ti-dong-cho-giao-vien-mam-non-185241011100555565.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Từng mót mủ cao su để kiếm tiền đi học, cô gái tốt nghiệp thủ khoa

Mặc dù lớn lên trong một căn phòng trọ chật hẹp dành cho công nhân và từng mót mủ cao su để kiếm tiền đi học, nhưng cô gái này luôn đạt được thành tích học tập xuất sắc. Cô gái nghị lực vượt khó học giỏi Đó là câu chuyện của cô gái Nguyễn Hòa Kim Thái (22 tuổi), cựu sinh viên của Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM. Thái sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó...

Mang yêu thương hồi sinh những cuộc đời

Vượt lên nỗi đau, bà Phạm Thị Mai (65 tuổi) đã chủ động liên hệ Bệnh viện Chợ Rẫy đề nghị hiến tạng con trai bị tai nạn giao thông chết não, hồi sinh sự sống cho nhiều người đang bên bờ cửa tử. Cho đi để cứu người Những ngày giữa tháng 9.2024, khi chúng tôi tìm gặp, anh Trần Quang Hổ (phường Xuân Phú, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang háo hức chuẩn bị hành lý để vào Bà...

Bài đọc nhiều

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về thu quỹ phụ huynh để tặng quà giáo viên

Tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TPHCM chiều nay (10/10), đại diện Sở GD-ĐT cho biết đã yêu cầu các trường học trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, UBND TPHCM và Sở GD-ĐT về thu, sử dụng học phí và quản lý các khoản thu, vận động đóng góp khác. Theo đại diện Sở GD-ĐT, các văn bản này đã được ban hành vào đầu năm học....

Bộ GD-ĐT nêu lý do đề xuất miễn học phí cho con giáo viên kể cả khi lương không thấp

Dự thảo Luật Nhà giáo với đề xuất miễn học phí từ mầm non đến đại học cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của giáo viên đang trong thời gian công tác thu hút sự quan tâm của dư luận. Với đề xuất này, căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà...

Báo Tuổi Trẻ và Trường đại học Công nghiệp TP.HCM ký kết hợp tác

Cũng theo hiệu trưởng Phan Hồng Hải, với việc hợp tác chia sẻ cơ sở vật chất cùng báo Tuổi Trẻ, nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy cho sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM tại cơ sở số 10 Nguyễn Văn Dung (quận Gò Vấp, TP.HCM)."Chúng tôi đang nỗ lực để tạo dựng môi trường học tập tốt nhất...

Cùng chuyên mục

Đam mê từ bố mẹ chuyên Toán

Kỳ thi Olympic Toán và Khoa học Quốc tế IMSO năm 2024 dành cho học sinh dưới 13 tuổi trên toàn thế giới diễn ra từ ngày 1/10 đến 6/10 tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Kỳ thi thu hút 300 thí...

“Kỷ luật tích cực” để giảm hành vi lệch chuẩn của học sinh

Việc quản lý hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi trường học đường đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa thấu cảm, sự hiểu biết và các biện pháp kỷ luật tích cực.

Bộ GD-ĐT nêu lý do đề xuất miễn học phí cho con giáo viên kể cả khi lương không thấp

Dự thảo Luật Nhà giáo với đề xuất miễn học phí từ mầm non đến đại học cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của giáo viên đang trong thời gian công tác thu hút sự quan tâm của dư luận. Với đề xuất này, căn cứ độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà...

Mới nhất

Từng mót mủ cao su để kiếm tiền đi học, cô gái tốt nghiệp thủ khoa

Mặc dù lớn lên trong một căn phòng trọ chật hẹp dành cho công nhân và từng mót mủ cao su để kiếm tiền đi học, nhưng cô gái này luôn đạt được thành tích học tập xuất sắc. Cô gái nghị lực vượt khó học giỏi Đó là câu chuyện của cô gái Nguyễn Hòa Kim Thái (22 tuổi), cựu...

Tân Lạc (Hòa Bình): Hỗ trợ vốn và trao sinh kế, giúp đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Dân số của huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình có trên 90.000 người với nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm 85%. Huyện có 16 đơn vị hành chính (15 xã, 1 thị trấn), trong đó có 146/159 xóm, khu thuộc vùng DTTS và miền núi, 5 xã và 24 xóm đặc...

Trục Phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam …

Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương nhận giải thưởng với giải pháp “Trục Phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam”. Đại diện Trung tâm Tin học và Công nghệ số, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm nhận giải thưởng.Giải thưởng Chuyển...

Đánh giá thành tựu lý luận và vận dụng trong lĩnh vực kinh tế qua 40 năm đổi mới

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Thạo, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng thể chế kinh tế phải hoàn thiện hơn, cụ thể hơn. Đầu tư cho khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo cần đúng mức hơn để làm động lực, nguồn lực quan trọng nhất...

Mới nhất