Danh sách 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022) được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định công nhận số 41/QĐ-TTg ngày 30/1/2023.
Cụ thể, 27 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm:
1 – Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê, niên đại 800.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai.
2 – Trống đồng Tiên Nội I, niên đại văn hóa Đông Sơn (khoảng thế kỷ 4-3 trước Công nguyên); hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam.
3 – Trống đồng Kính Hoa II, niên đại thế kỷ 2-1 trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội.
4 – Thạp đồng Văn hóa Đông Sơn, niên đại cách ngày nay 2.200-2.300 năm (thế kỷ 3-2 trước Công nguyên); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
5 – Thạp đồng Kính Hoa, niên đại thế kỷ 3-2 trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội.
6 – Sưu tập đàn đá Bình Đa, niên đại từ 3000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai.
7 – Mukhalinga Ba Thê, niên đại thế kỷ 6; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang.
8 – Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn, niên đại: nửa sau thế kỷ 12; hiện lưu giữ tại Khu di tích Thành Hoàng Đế, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
9 – Hai chiếc đĩa gốm men ngọc, niên đại thời Lý, thế kỷ 11-12; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.
10 – Đĩa gốm men lam tím; niên đại thời Lê sơ, thế kỷ 15; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.
11 – Đầu rồng thời Trần, niên đại thế kỷ 13; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội.
12 – Bia chùa Giàu (Ngô gia thị bi), niên đại năm Bính Ngọ (1366), niên hiệu Đại Trị thứ 9; hiện lưu giữ tại chùa Giàu, xã Đinh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
13 – Bia đá chùa Tĩnh Lự, niên đại ngày 28 tháng Tám năm Mậu Tý (1648), niên hiệu Phúc Thái thứ 6; hiện lưu giữ tại chùa Tĩnh Lự, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
14 – Chuông chùa Rối, niên đại nửa cuối thế kỷ 14; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh.
15 – Lư hương gốm hoa lam, niên đại thời Lê sơ, thế kỷ 15; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.
16 – Tượng Quan Thế Âm chùa Cung Kiệm, niên đại năm Kỷ Tỵ (1449), niên hiệu Thái Hòa thứ 7; hiện được thờ tại chùa Cung Kiệm-Thượng Phúc tự, xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
17 – Sưu tập bát, đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê sơ, niên đại thế kỷ 15-đầu thế kỷ 16; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội.
18 – Sưu tập vũ khí Trường Giảng Võ, niên đại thế kỷ 15-18; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.
19 – Bệ thờ đất nung đền An Xá, niên đại khoảng thế kỷ 16; hiện lưu giữ tại đền An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
20 – Hai đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê, niên đại thế kỷ 16-17; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng.
21 – Bộ thành bậc Điện Kính Thiên, niên đại thế kỷ 17; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội.
22 – Bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ chùa Phổ Minh, niên đại thế kỷ 17; hiện được thờ tại chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
23 – Súng Thần công thời Lê Trung hưng, niên đại thế kỷ 17; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội.
24 – Kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi, niên đại Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 57 (1796), hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
25 – Tượng An Dương Vương, niên đại ngày 16 tháng 5 năm Đinh Dậu (1897); hiện được thờ tại Khu di tích Cổ Loa, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội.
26 – Tượng Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1946; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
27 – Xe tăng T59 số hiệu 377, năm 1972; hiện lưu giữ tại Ủy ban Nhân dân huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum./.