Trang chủDi sản25 năm Hội An là Di sản Văn hóa thế giới: Dấu...

25 năm Hội An là Di sản Văn hóa thế giới: Dấu ấn di sản và hành trình bảo tồn

Từ năm 2008 đến nay, hơn 400 di tích tại phố cổ Hội An đã được tu bổ với kinh phí vượt 150 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng.
Toàn cảnh thành phố Hội An, nằm bên bờ sông Hoài. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Toàn cảnh thành phố Hội An, nằm bên bờ sông Hoài. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng, Đô thị cổ Hội An như một viên ngọc quý giữa lòng Quảng Nam, lưu giữ vẻ đẹp cổ kính và bình yên xuyên suốt hàng thế kỷ.

Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999, Hội An không chỉ là một bảo tàng sống của kiến trúc và lối sống đô thị mà còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Đông-Tây độc đáo.

Đô thị cổ Hội An: Di sản của nhân loại, niềm tự hào của Việt Nam

Được hình thành và phát triển từ thế kỷ 16, Hội An từng là một trong những thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực.

Từ thế kỷ 16, các thương nhân từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ, và Tây Ban Nha đã đến đây giao thương hàng hóa. Chính vì vậy, những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa của phổ cổ Hội An được hội tụ từ nhiều nền văn hóa Đông-Tây. Dấu ấn ấy còn in đậm trên từng mái ngói âm dương, từng con phố nhỏ hay những hội quán người Hoa mang kiến trúc tinh xảo.

Thành phố Hội An có 27 di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh và hơn 1.330 di tích nằm trong danh mục bảo vệ của thành phố. Riêng khu phố cổ có 1.130 di tích, trong đó có 9 di tích đơn lẻ được xếp hạng cấp quốc gia và 8 di tích cấp tỉnh.

ttxvn_hoi an (4).jpg
Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Các di tích kiến trúc nghệ thuật, thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng nhưng đó là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, bố cục và sự đan quyện tài tình giữa các phong cách kiến trúc Việt-Hoa-Nhật-Phương Tây, góp phần tăng thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của Đô thị cổ Hội An.

Trái ngược với sự hiện đại hóa nhanh chóng của nhiều đô thị khác, Hội An tạo ấn tượng sâu sắc bởi những ngôi nhà mái rêu phong, tường vàng cổ kính, và những chiếc đèn lồng lung linh sắc màu.

Hội An không chỉ là bảo tàng sống lưu giữ giá trị kiến trúc cổ kính mà còn là một không gian văn hóa đầy sức sống. Những phong tục tập quán, tín ngưỡng và nghệ thuật dân gian như hát bài chòi, hò khoan trên dòng sông Hoài vẫn được gìn giữ, tô điểm thêm cho vẻ đẹp văn hóa độc đáo của phố Hội.

Lang thang trên những con đường nhỏ, bạn dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong với cao lầu, mì Quảng, cơm gà – những món ăn đặc sản thấm đẫm hồn quê xứ Quảng. Bên cạnh đó, các cửa hàng thủ công mỹ nghệ bày bán sản phẩm từ các làng nghề truyền thống như mộc Kim Bồng, rau Trà Quế hay gốm sứ Thanh Hà cũng gợi nhớ về một Hội An từng là thương cảng sôi động, vừa cổ xưa, vừa đầy sức sống.

ttxvn_hoi an (3).jpg
Thành phố Hội An về đêm. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Khi màn đêm buông xuống, Hội An bừng sáng trong vẻ đẹp huyền ảo của hàng nghìn chiếc đèn lồng lung linh sắc màu. Đặc biệt, vào ngày 14 âm lịch hàng tháng, Lễ hội đèn lồng biến phố Hội thành một bức tranh lộng lẫy, đầy màu sắc.

Một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến Hội An là thả đèn hoa đăng trên dòng sông Hoài thơ mộng. Với người dân nơi đây, thả đèn không chỉ là một nghi thức đẹp mà còn là cách để xua tan muộn phiền, tìm về cảm giác bình an và hạnh phúc.

Với những giá trị độc đáo riêng có, Đô thị cổ Hội An được được Bộ Văn hóa quyết định xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985, Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2009 và được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1999.

25 năm nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Ngay từ khi được công nhận là Di sản Thế giới, nhiều chương trình bảo tồn quy mô lớn đã được thực hiện tại Đô thị cổ Hội An.

Công tác trùng tu di tích luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược bảo tồn.

Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, hơn 400 di tích đã được tu bổ với kinh phí vượt 150 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng. Riêng Dự án “Tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ” đã cứu nguy cho hàng trăm ngôi nhà cổ, giúp bảo toàn diện mạo phố Hội qua nhiều thế hệ.

ttxvn_chua cau.jpg
Diện mạo mới của Chùa Cầu sau 19 tháng tu bổ. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Các di tích vật thể quan trọng như Chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký và các hội quán người Hoa đều được tu bổ, quản lý và bảo vệ chặt chẽ, gắn với các kế hoạch dài hạn nhằm bảo đảm tính toàn vẹn và giá trị lịch sử. Chính quyền cũng triển khai ứng dụng công nghệ số trong việc lập hồ sơ quản lý, số hóa dữ liệu di tích để nâng cao hiệu quả giám sát và bảo tồn.

Bên cạnh các di tích vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng gìn giữ. Các lễ hội truyền thống như Lễ hội đèn lồng, hát bài chòi được tổ chức thường xuyên, trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Những phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian vẫn được người dân gìn giữ qua từng thế hệ, mang đến sức sống cho di sản. Các làng nghề truyền thống như mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà và rau Trà Quế không chỉ được khôi phục mà còn trở thành điểm đến du lịch văn hóa, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Cộng đồng dân cư đóng vai trò trung tâm trong việc bảo tồn Hội An. Chính người dân đã biến di sản thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, từ việc duy trì các ngôi nhà cổ đến phát triển du lịch xanh.

Các chương trình như “Đêm phố cổ,” “Phố đi bộ,” và chợ đêm đã trở thành điểm nhấn, vừa thu hút du khách, vừa quảng bá văn hóa.

Hội An đang hướng tới mô hình phát triển du lịch bền vững. Thành phố đã triển khai các sáng kiến như sử dụng xe điện trong khu phố cổ, giảm thiểu rác thải nhựa và khuyến khích du khách tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

ttxvn_hoi an (5).jpg
Vệ sinh, môi trường phố cổ Hội An thường xuyên được giữ sạch sẽ để sẵn sàng đón khách. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức quốc tế cũng đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ như xây dựng quỹ bảo tồn, tổ chức các hội thảo khoa học và chương trình đào tạo nâng cao nhận thức…

Dù vậy, Hội An vẫn đối diện với những áp lực của vấn đề dân số, mật độ và thành phần dân cư, khách du lịch trong đô thị tăng nhanh khó kiểm soát, nhất là trong khu phố cổ và tác động mặt trái của tốc độ đô thị hóa, phát triển dịch vụ-du lịch đã làm ảnh hưởng nghiệm trọng lên tính toàn vẹn, tính chân xác của di sản văn hóa…

Trong bối cảnh đó, tháng 3/2024, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.”

Mục tiêu là xây dựng Hội An trở thành một thành phố sinh thái-văn hóa-du lịch, vừa giữ gìn được bản sắc, vừa khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế từ di sản.

 

Đặc biệt, kế hoạch tập trung bảo vệ không chỉ khu phố cổ mà còn các làng nghề truyền thống, vùng ven sông Thu Bồn, và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Những yếu tố tự nhiên và văn hóa này được xem như lớp bảo vệ vùng đệm, giúp Hội An phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là hoàn thành 100% công tác tu bổ các di tích xuống cấp, lập hồ sơ khoa học đầy đủ cho tất cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Tới năm 2035, Hội An mở rộng vùng bảo vệ di sản, bảo đảm tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của đô thị cổ.

Thành phố cũng đặt tham vọng trở thành trung tâm du lịch văn hóa-sinh thái hàng đầu khu vực, với việc tích hợp công nghệ số vào quản lý và trải nghiệm du lịch. Đặc biệt, Hội An sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và bảo tồn di sản, mở rộng cơ hội quảng bá hình ảnh đến bạn bè năm châu./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/25-nam-hoi-an-la-di-san-van-hoa-the-gioi-dau-an-di-san-va-hanh-trinh-bao-ton-post994668.vnp

Cùng chủ đề

Xây dựng Hội An trở thành thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch

Sau khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, thành phố Hội An (Quảng Nam) trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Du lịch phát triển đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới. Phố cổ Hội An, điểm đến hấp dẫn du khách. Thành phố Hội An nằm ở...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực...

Tối 29-12, tại Quảng trường Ngọ Môn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố (TP) Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Huế giai đoạn 2023-2025. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị,...

Kết nối, lan tỏa sản phẩm OCOP địa phương

Khoảng 100 gian hàng với hàng trăm món ngon chế biến từ sản vật của địa phương đã được mang đến “Sự kiện giới thiệu Sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền thống tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Sự kiện diễn ra từ ngày 27 đến 29/12/2024. Mỗi sản phẩm OCOP như “sứ giả văn hóa” của địa phương đem đến cho người dân và du khách nét truyền thống, phong tục, tập quán sinh hoạt của...

Chủ tịch Cần Thơ: Không nể nang, né tránh trong xử lý cán bộ vi phạm nồng độ cồn

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn; không được nể nang né tránh, bỏ qua... Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường vừa có công văn yêu cầu tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phấn đấu kiềm chế tai nạn giao thông trong thời gian tới. Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ ra, thời...

Hé lộ thông số độ sáng màn hình Samsung Galaxy S25 Ultra

Dự kiến, Samsung sẽ tổ chức sự kiện Galaxy Unpacked và giới thiệu dòng sản phẩm Galaxy S25 Ultra vào ngày 22/1/2025.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tây Nguyên: Sản phẩm OCOP tiếp tục được nâng tầm ở cả trong và ngoài nước

Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là “liều thuốc” đánh thức các tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của những sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, từng cộng...

Hội An vào danh sách 13 điểm tuyệt vời nhất thế giới để đi du lịch trong tháng 7

Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó phố cổ Hội An của Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo Time Out, tháng Bảy là tháng...

Đô thị cổ Hội An: Nhiều hoạt động kỷ niệm 25 năm được công nhận Di sản Thế giới

Với chủ đề “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An”, các hoạt động được tổ chức tại nhiều địa điểm, tập trung ở khu phố cổ từ ngày 23/11-4/12/2024. Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An (Quảng Nam) vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản Văn...

Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc sắc

Năm 2025, ngành du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút trên 30 triệu lượt khách (tăng 11,1% so với ước thực hiện năm 2024) với trên 7 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 23 triệu lượt khách nội địa.World Culinary Awards vinh danh Hà Nội là Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giớiTrải nghiệm City Bus “Tinh hoa áo dài” ngắm phố phường Hà NộiHà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 10...

Lâm Đồng chào đón khách du lịch thứ 10 triệu trong năm 2024

Sự kiện đón vị khách du lịch thứ 10 triệu đến với Lâm Đồng không chỉ quảng bá thành tựu của ngành du lịch tỉnh trong năm 2024 mà còn thể hiện sự trân trọng của người dân địa phương đến mỗi du khách.Lâm Đồng: Phát triển du lịch giải trí về đêm và du lịch chất lượng caoCông bố quyết định Ga Đà Lạt trở thành điểm du lịch của Lâm ĐồngGa Đà Lạt chính thức trở thành...

Bài đọc nhiều

Phục dựng các di sản kiến trúc cung điện tại Hoàng thành Thăng Long

Dấu tích không gian Chính điện Kính Thiên còn lại rất ít và đã được tu sửa qua nhiều thời kỳ, nghiên cứu cho thấy không gian Chính điện Kính Thiên có thể lớn hơn không gian Chính điện Thái Hòa (Huế). Những móng bằng đá được khai quật trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)   20 năm qua, kể từ thời điểm đầu tiên thực hiện cuộc khai quật tại Di chỉ Khảo cổ học 18 Hoàng...

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

Theo các nhà khoa học lịch sử, khảo cổ, việc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tiếp nhận và quản lý sử dụng (diện tích, nhà, đất) do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam bàn giao theo quy định của Nhà nước sẽ giúp nhất thể hóa di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long; thực hiện đúng những cam...

20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vỡ’ tới di sản thế giới

Các nhà khoa học còn nhớ, những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long, một số người đã cho rằng nó là ‘đống gạch vỡ’. Gần 10 năm sau nó được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới.     Nhóm du khách miền Nam tham quan Hoàng thành Thăng Long ngày 8-9 - Ảnh: T.ĐIỂU Ngày 8-9, các nhà sử học, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã tham...

Hoàng thành Thăng Long và 3 giá trị nổi bật toàn cầu

Sáng 1.8 (theo giờ VN), trong kỳ họp thứ 34 đang diễn ra tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức thông qua Nghị quyết công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Thế giới. Đây là món quà vô cùng ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội và cả nước khi chỉ còn 70 ngày là đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khu di tích trung...

Cùng chuyên mục

Xây dựng Hội An trở thành thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch

Sau khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, thành phố Hội An (Quảng Nam) trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Du lịch phát triển đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới. Phố cổ Hội An, điểm đến hấp dẫn du khách. Thành phố Hội An nằm ở...

Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được vinh danh Di sản văn hóa thế giới

25 năm trước, từ một đô thị nhiều khó khăn, nguy cơ sụp đổ các di tích, đến nay, Đô thị cổ Hội An vẫn giữ được vẻ trầm mặc, cổ kính trong không gian quần thể kiến trúc đô thị truyền thống được bảo tồn gần như hoàn hảo, là điểm đến du lịch nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.   Hội An kỷ niệm 25 năm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới - Ảnh:...

“Vẻ đẹp không trùng lặp” của phố cổ Hội An

Tỉnh Quảng Nam sẽ xây dựng đô thị cổ Hội An là thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch của Duyên hải miền Trung và cả nước, vươn tầm ra khu vực châu Á, là điểm đến hấp dẫn của thế giới. UBND tỉnh Quảng Nam vừa gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tham mưu trình Chính phủ phê duyệt đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới...

Phố cổ Hội An – Vẻ đẹp ngưng đọng thời gian

Ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo. Phố cổ Hội An - một điểm đến...

Hội An vào danh sách 13 điểm tuyệt vời nhất thế giới để đi du lịch trong tháng 7

Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó phố cổ Hội An của Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo Time Out, tháng Bảy là tháng...

Mới nhất

Cháy khách sạn ở Bangkok, 3 người nước ngoài thiệt mạng

(CLO) Một vụ cháy nghiêm trọng đã xảy ra tại Khách sạn Ember, một khách sạn 6 tầng gần khu phố Khao San nổi tiếng của Bangkok (Thái Lan) vào tối...

Thêm một sự cố máy bay, cổ phiếu Jeju Air chạm mức thấp kỷ lục

Cổ phiếu công ty hàng không Jeju Air giảm gần 25% trong phiên giao dịch sáng 30/12, sau tai nạn khiến 179 thiệt mạng tại sân bay Muan và sự cố khiến một máy bay khác cùng hãng hạ cánh khẩn cấp.

Tây Nguyên: Sản phẩm OCOP tiếp tục được nâng tầm ở cả trong và ngoài nước

Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là “liều thuốc” đánh...

Phố cổ Hội An – Vẻ đẹp ngưng đọng thời gian

Ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một...

Từ tăng trưởng dài hạn đến tương lai bền vững

Ngày 30/12, Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos ký ban hành ngân sách quốc gia trị giá 6.330 tỷ Peso (109,3 tỷ USD) cho năm 2025, tăng 9,7% so với ngân sách năm 2024.

Mới nhất

Thơm ngon vú sữa Lò rèn