Tham gia Liên hoan Kịch nói toàn quốc có 20 đơn vị nghệ thuật kịch nói trong và ngoài công lập với 24 vở diễn.
Liên hoan Kịch nói toàn quốc do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên; Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
NSND Trần Ly Ly, quyền cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, chia sẻ công tác chuẩn bị cho Liên hoan Kịch nói toàn quốc đã được triển khai chu đáo, đảm bảo sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp.
Liên hoan Kịch nói toàn quốc hướng tới phát hiện những tìm tòi, sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật, tôn vinh tài năng sân khấu kịch nói, từ đó tìm ra giải pháp, phương thức hoạt động phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của sân khấu kịch nói nước nhà.
Đây cũng là dịp để các đơn vị nghệ thuật tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng nghệ sỹ, diễn viên kế cận; các nghệ sỹ, diễn viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân.
Liên hoan Kịch nói toàn quốc dành cho các đơn vị nghệ thuật kịch nói chuyên nghiệp trong và ngoài công lập (có tư cách pháp nhân, thời gian hoạt động hoạt động chuyên nghiệp từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm tham gia Liên hoan); đơn vị nghệ thuật Trung ương (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) và địa phương.
Theo quy chế, mỗi đơn vị được tham gia 1 vở diễn. Trường hợp đơn vị nghệ thuật công lập có nhiều đoàn, số lượng vở diễn tham gia Liên hoan tương ứng với số đoàn.
Ban tổ chức không hạn chế đề tài các vở diễn, tuy nhiên vở diễn tham gia phải được cơ quan chức năng phê duyệt công diễn trước khai mạc Liên hoan 15 ngày.
Trường hợp đặc biệt, đơn vị gửi bản ghi hình vở diễn có chất lượng cao về Cục Nghệ thuật biểu diễn để Ban Tổ chức xem xét, quyết định.
Ban tổ chức Liên hoan Kịch nói toàn quốc khuyến khích vở diễn có nội dung hưởng ứng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”.
Mỗi vở diễn có thời lượng từ 90-150 phút. Các vở diễn tham gia Liên hoan được dàn dựng mới hoặc được phục dựng với đội ngũ sáng tạo mới từ năm 2017 đến nay; chưa tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và địa phương tổ chức.
Các đoàn không sử dụng kịch bản sáng tác trước năm 2005 và kịch bản của nước ngoài. Trường hợp kịch bản sáng tác trước năm 2005 sau khi đã chỉnh lý cho phù hợp với hiện tại phải có sự đồng ý của tác giả (hoặc người đại diện hợp pháp) được phép tham gia Liên hoan.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trao Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho các vở diễn có chất lượng nội dung và nghệ thuật cao; cá nhân nghệ sỹ…
Nguồn: https://tuoitre.vn/24-vo-dien-tu-20-doan-kich-tham-gia-lien-hoan-kich-noi-toan-quoc-tai-thai-nguyen-20240605131109032.htm