Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính2 siêu dự án có số phận long đong kỳ lạ giữa...

2 siêu dự án có số phận long đong kỳ lạ giữa trung tâm TP.HCM


Cùng nằm trên đất vàng trung tâm Quận 1, cả 2 tòa nhà The One HCMC và Saigon One Tower đang là những khối bê tông dở dang suốt hơn chục năm qua với những lần “thay tên đổi họ” rồi rơi vào cảnh “đắp chiếu”. Một pháp nhân từng xuất hiện tại 2 tòa nhà này là Công ty Viva Land. Tuy nhiên, đơn vị này cũng không thể hoàn thiện công trình.

video-element" data-id="WpVt2/y1fc_b_a3APZco8XiHLAa_b_ca_b_c">

Siêu dự án có số phận long đong kỳ lạ ở trung tâm TP.HCM.

Tại phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 mới đây, bị cáo Trương Mỹ Lan khai đã trả hơn 7.000 tỷ đồng để mua lại The One HCMC trước khi bị bắt. Trong khi Saigon One Tower dù có chủ mới cũng chưa thể hoàn thiện.

Saigon One Tower có vị trí sát bên cạnh tháp tài chính Bitexco, từng được kỳ vọng là tòa nhà cao thứ 3 Việt Nam nhưng dở dang suốt 13 năm nay. (Ảnh: Lương Ý)

Saigon One Tower có vị trí sát bên cạnh tháp tài chính Bitexco, từng được kỳ vọng là tòa nhà cao thứ 3 Việt Nam nhưng dở dang suốt 13 năm nay. (Ảnh: Lương Ý)

Saigon One Tower lận đận sau 13 năm

Saigon One Tower – tên cũ là Saigon M&C Tower, nằm trên khu đất rộng hơn 6.670 m2 tại vị trí vàng góc đường Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng – Võ Văn Kiệt, Quận 1. Đây là dự án có vị trí đắc địa ở TP.HCM khi nằm bên sông Sài Gòn, ngay trung tâm Quận 1, đối diện với khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dự án khởi công từ năm 2007, với tổng vốn đầu tư 265 triệu USD, tương đương 5.000 tỷ đồng ở thời điểm đó. Dự án được kỳ vọng là tòa nhà cao thứ 3 Việt Nam với 42 tầng nổi và 5 tầng hầm, diện tích sàn khoảng 123.000 m2, được quy hoạch là tòa nhà thương mại cao tầng gồm văn phòng, căn hộ chung cư, căn hộ dịch vụ và trung tâm thương mại.

Theo dự kiến ban đầu, Saigon One Tower hoàn thành trong năm 2011 là những công trình tổ hợp khách sạn – căn hộ cao cấp nổi bật của TP.HCM.

Saigon One Tower có vị trí đắc địa ở TP.HCM, nằm bên sông Sài Gòn, ngay trung tâm Quận 1, đối diện với khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh: Lương Ý)

Saigon One Tower có vị trí đắc địa ở TP.HCM, nằm bên sông Sài Gòn, ngay trung tâm Quận 1, đối diện với khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh: Lương Ý)

Nhưng sau 4 năm thi công, đến 2011, dự án phải dừng khi đã xong 80% phần thô. Từ đây, dự án bắt đầu 13 năm lận đận, trở thành khối bê tông hoang hóa bị nêu tên làm xấu bộ mặt thành phố.

Tòa nhà này cũng trải qua vài lần thay tên, đổi chủ. Chủ đầu tư đầu tiên là Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C nên ban đầu tòa nhà có tên – cao ốc Sài Gòn M&C. Đây là liên doanh giữa M&C và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) – Công ty TNHH Đất Thủ đô.

Sau đó, chủ đầu tư đổi tên thành Công ty cổ phần Sài Gòn One Tower và dự án cũng mang tên Sài Gòn One Tower.

Khi dự án dừng thi công, 1 năm sau, Đất Thủ đô thoái vốn, thay vào đó là nhóm cổ đông gồm DongA Bank, Chứng khoán DongA Bank, PNJ, nhưng rồi Saigontourist và PNJ cũng lần lượt thoái vốn trong năm 2015.

Sau thời gian bị bỏ hoang, Saigon One Tower được thế chấp cho khoản vay tín dụng hơn 7.000 tỷ đồng tại Maritime Bank và DongA Bank, trở thành khoản nợ xấu.

Dừng thi công từ năm 2011, Saigon One Tower bị lãnh đạo TP.HCM điểm mặt là một trong những công trình làm xấu mặt TP. (Ảnh: Lương Ý)

Dừng thi công từ năm 2011, Saigon One Tower bị lãnh đạo TP.HCM điểm mặt là một trong những công trình làm xấu mặt TP. (Ảnh: Lương Ý)

Cuối 2015, chủ đầu tư dự án cao ốc Saigon One Tower bị Cục Thuế TP.HCM thông báo phong tỏa hóa đơn vì nợ thuế quá hạn hơn 4,6 tỷ đồng.

Tháng 8/2017, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thu giữ cao ốc này để xử lý khoản nợ xấu hơn 7.000 tỷ đồng. Đến giữa năm 2018, cao ốc Saigon One Tower được VAMC thông báo bán đấu giá để xử lý nợ xấu, với giá khởi điểm 6.110 tỷ đồng. Tài sản sở hữu là 14.954m2 diện tích thương phẩm của khu căn hộ cao cấp, quyền khai thác kinh doanh công trình xây dựng tầng hầm, văn phòng cho thuê và công trình phụ trợ. Tuy nhiên, qua nhiều lần đấu giá đều không thành công.

Đến năm 2021, trên công trình Saigon One Tower xuất hiện máy móc và công nhân xây dựng, với dấu hiệu thi công trở lại, dự án cũng đổi tên thành IFC One Saigon. Chủ mới là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Viva Land, một doanh nghiệp thành lập năm 2019, với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Đây cũng là pháp nhân xuất hiện trong dự án tứ giác Bến Thành cách Saigon One Tower không xa.

Năm 2022, tòa nhà gây chú ý khi thay lớp kính bên ngoài rực rỡ, thị trường tin tưởng dự án được hồi sinh. (Ảnh: Lương Ý)

Năm 2022, tòa nhà gây chú ý khi thay lớp kính bên ngoài rực rỡ, thị trường tin tưởng dự án được hồi sinh. (Ảnh: Lương Ý)

Tuy nhiên, thực tế lớp kính được thay để đảm bảo an toàn và chỉnh trang đô thị sau 11 năm bỏ hoang, dự án vẫn dừng thi công. (Ảnh: Lương Ý)

Tuy nhiên, thực tế lớp kính được thay để đảm bảo an toàn và chỉnh trang đô thị sau 11 năm bỏ hoang, dự án vẫn dừng thi công. (Ảnh: Lương Ý)

Trên trang web của Vạn Thịnh Phát ở thời điểm đó, Viva Land được giới thiệu là đối tác của tập đoàn này.

Đến tháng 8/2022, tòa nhà gây chú ý khi diện mạo bên ngoài được thay đổi hết sức long lanh. Thị trường tin tưởng Saigon One Tower sau hơn 10 năm hoang hóa đã được hồi sinh khi nhiều mảng kính ốp bên ngoài tòa nhà được tháo xuống và thay bằng những khối kính hình tam giác lạ mắt.

Tuy nhiên, đại diện Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM cho biết dự án chỉ cho phép chủ đầu tư lắp kính mới thay lớp kính cũ đã xuống cấp bên ngoài tòa nhà để đảm bảo an toàn và chỉnh trang đô thị, các hạng mục khác không được làm vì còn chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ và giấy phép xây dựng. 

Hiện dự án vẫn dừng thi công.

Siêu dự án tứ giác Bến Thành hơn 1 thập kỷ chỉ ồn ào thay tên

Khu tứ giác Bến Thành được mệnh danh là tứ giác “kim cương” vì có vị trí đắc địa nằm đối diện chợ Bến Thành, với 4 mặt tiền đường trung tâm Quận 1, nơi giá đất nóng bỏng trên dưới 500 triệu đồng/m2, nhưng hơn 10 năm qua vẫn mãi là khối bê tông dở dang với nhiều lần thay tên đổi họ.

The One HCMC có vị trí vàng khi nằm ở khu tứ giác Bến Thành nhưng nhiều năm nay chỉ gây chú ý với nhiều lần thay tên. (Ảnh: Lương Ý)

 The One HCMC có vị trí vàng khi nằm ở khu tứ giác Bến Thành nhưng nhiều năm nay chỉ gây chú ý với nhiều lần thay tên. (Ảnh: Lương Ý)

Năm 2013, Bitexco được UBND Quận 1 chấp thuận đầu tư Khu tứ giác Bến Thành, và UBND TP.HCM giao đất có thu tiền sử dụng đất, để phát triển dự án, với tên đầy đủ là Khu văn phòng – thương mại – dịch vụ – căn hộ ở – khách sạn 6 sao và văn phòng khách sạn Khu tứ giác Bến Thành. Dự án có tên thương mại là The One Ho Chi Minh City hay The One HCMC.

Dự án này là khu phức hợp rộng 8.600 m2 nằm đối diện chợ Bến Thành, Quận 1, với 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão – Calmette – Lê Thị Hồng Gấm – Phó Đức Chính.

Theo công bố, dự án được thiết kế gồm 2 tháp nối với nhau bằng khối đế. Trong đó, tháp A cao 55 tầng, có chức năng văn phòng, khách sạn với khối văn phòng ở các tầng dưới và khoảng 250 phòng khách sạn trên cao. Tháp B cao 48 tầng có 214 căn hộ. Tổng mức đầu tư 500 triệu USD.

Dự án chỉ cách tháp tài chính Bitexco khoảng 1 cây số và cũng do Bitexco làm chủ đầu tư. (Ảnh: Lương Ý)

Dự án chỉ cách tháp tài chính Bitexco khoảng 1 cây số và cũng do Bitexco làm chủ đầu tư. (Ảnh: Lương Ý) 

Bitexco dự kiến công trình hoàn thành vào năm 2017, sẽ trở thành điểm nhấn kiến trúc mới của TP.HCM. Nhưng đến 2018, dự án chỉ mới hoàn tất 6 tầng hầm. 

Cũng năm 2018, Bitexco thành lập Công ty TNHH Saigon Glory, công bố chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Saigon Glory làm chủ đầu tư. The One HCMC cũng đổi tên thành The Spirit of Saigon.

Tháng 10/2019, Khu tứ giác Bến Thành khởi động trở lại, có sự tham gia của một pháp nhân mới, là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Uniprime trong vai trò nhà phát triển. 

Năm 2020, Saigon Glory đã huy động 10.000 tỷ đồng trái phiếu để tăng quy mô vốn hoạt động, đầu tư dự án, cơ cấu nợ. Tài sản bảo đảm được định giá hơn 18.550 tỷ đồng gồm 100% vốn góp tại Saigon Glory thuộc sở hữu của Bitexco và tài sản hình thành trong tương lai của tháp A dự án. 

Và dự án được tái khởi động, các tầng tháp dần hoàn thiện trong năm 2020.

The One HCMC lận đận hơn 1 thập kỷ, có tên trong danh sách những bất động sản bà Trương Mỹ Lan muốn dùng khắc phục hậu quả. (Ảnh: Lương Ý)

The One HCMC lận đận hơn 1 thập kỷ, có tên trong danh sách những bất động sản bà Trương Mỹ Lan muốn dùng khắc phục hậu quả. (Ảnh: Lương Ý)

Đến đầu năm 2021, Công ty TNHH Saigon Glory thay đổi đăng ký doanh nghiệp, Tập đoàn Bitexco không còn đứng tên là công ty mẹ. Cũng thời điểm này, dự án lại đổi tên thành One Central HCM và đơn vị phát triển là Masterise Homes. Dự án lại khởi động nhưng chỉ xây thêm vài tầng rồi Masterise Homes âm thầm rút lui.

Tháng 8/2022, Công ty Viva Land xuất hiện thế chỗ Masterise Homes, dự án lại đổi tên thành The Pearl. Nhưng từ đó đến nay công trình tiếp tục dừng thi công, vẫn là khối bê tông ngay trung tâm đắc địa nhất của TP.HCM.

Ngày 18/9/2024, Bitexco ra thông báo chuyển nhượng 100% vốn góp tại Saigon Glory cho Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội.

The One HCMC với loạt lợi thế đặc biệt sát với ga Metro 1, sát chợ Bến Thành và nhiều điểm vui chơi, tham quan ở trung tâm thành phố, nhưng hơn 10 năm vẫn là khối bê tông. (Ảnh: Lương Ý)

The One HCMC với loạt lợi thế đặc biệt sát với ga Metro 1, sát chợ Bến Thành và nhiều điểm vui chơi, tham quan ở trung tâm thành phố, nhưng hơn 10 năm vẫn là khối bê tông. (Ảnh: Lương Ý)

Tại phiên tòa xét xử giai đoạn 2 của vụ an Vạn Thịnh Phát chiều 1/10, bị cáo Trương Mỹ Lan khai Tập đoàn Bitexco đang trong giai đoạn chuyển nhượng dự án Khu phức hợp tứ giác Bến Thành cho bà Lan thì bà bị bắt. Cựu Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tiết lộ giá trị của dự án hiện nay là hơn 100.000 tỷ đồng.

Bà khai trước khi bị bắt, bà và Chủ tịch Tập đoàn Bitexco có thỏa thuận miệng về việc sẽ tìm đối tác chuyển nhượng dự án với giá 22.000 tỷ đồng. Trong đó, bà đã nhiều lần chuyển cho Bitexco số tiền 7.000 tỷ đồng. Tổng cộng bà và bạn đã chuyển cho phía Bitexco gần 16.000 tỷ đồng.

Trương Mỹ Lan cho biết thêm bà có nói với Chủ tịch Bitexco sau này nếu bán dự án cho ai thì bà xin lại 7.000 tỷ đồng và 30% giá trị của 7.000 tỷ đồng. Bây giờ đơn vị nào tiếp nhận dự án trên thì phải thanh toán tiền cho bà, và bà sẽ dành để khắc phục hậu quả vụ án.

Đại diện Bitexco cũng thừa nhận đã nhận 15.712 tỷ đồng từ bà Trương Mỹ Lan để thực hiện dự án khu tứ giác Bến Thành, số tiền này hiện đã hòa nhập vào hoạt động của tập đoàn.

Hà Linh – Lương Ý



Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều chủ đầu tư bất động sản bắt đầu “làm mới” hàng cũ

Một số dự án bất động sản “đắp chiếu” lâu năm do các vướng mắc pháp lý đang có dấu hiệu tái khởi động. Nhiều chủ đầu tư bất động sản bắt đầu “làm mới” hàng cũ Một số dự án bất động sản “đắp chiếu” lâu năm do các vướng mắc pháp lý đang có dấu hiệu tái khởi động. Mấy tuần qua, thị trường bất...

Sáng sớm, khách đến xuống tiền đặt cọc nhưng căn nhà được ‘chốt’ trước 10 phút

Anh H cho biết, hai vợ chồng anh được môi giới dẫn đi xem mấy căn nhà trong tầm tài chính và tiêu chí mà anh báo. Tuy nhiên, các căn khác vợ chồng anh đều không ưng vì mắc phải một số lỗi phong thủy: căn thì thóp hậu, căn thì cột điện cạnh nhà, căn nhà bị ngõ đâm thẳng vào nhà...Đến khi môi giới dẫn vợ chồng anh sang căn nhà 56m2, xây 5 tầng...

TP.HCM chính thức cấm phân lô bán nền, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị xem xét, sửa đổi

Các chủ đầu tư dự án bất động sản tại TP.HCM không được phép phân lô bán nền trong dự án cho người dân tự xây nhà, bao gồm tất cả 5 huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi và Cần Giờ. ...

Tìm cách hồi sinh khối tài sản 59.000 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ nhiều năm

TPO - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Thủ tướng đã thành lập Ban Chỉ đạo để rà soát các dự án “đắp chiếu” nhiều năm nay. Nếu làm được sẽ khơi thông khối tài sản khoảng 59.000 tỷ đồng, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. TPO - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Thủ tướng đã thành lập Ban...

Ngôi trường tiền tỷ xây 14 năm chưa một lần đón học sinh

14/10/2024 | 15:55 TPO - Được đầu tư xây dựng khang trang nhưng trường THCS Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) chưa một lần đón học sinh. Sau 14 năm, công trình xuống cấp, mục nát, cây cối um tùm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump sẽ tái cấu trúc ngân sách quốc phòng Mỹ?

Trong cuộc thảo luận của Nhóm chiến lược Viện Reagan (RISG), các chuyên gia nêu ra những điểm chính có thể xuất hiện trong chính sách quốc phòng Mỹ tháng 1/2025, sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cựu bộ trưởng lục quân dưới chính quyền ông Trump trước đây, ông Ryan McCarthy, cho biết: "Ngân sách cơ sở của quân đội theo giá trị thực giảm hơn 25 phần trăm trong bốn năm qua. Trong khi các...

Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Indonesia chung kết Futsal Đông Nam Á 2024

Việt Nam0-0Indonesia Ghi bàn (F5 để cập nhật)Trận đấu bắt đầuĐội tuyển Việt Nam xuất phát với tổ 1 quen thuộc: Phạm Văn Tú (2), Châu Đoàn Phát (4), Trần Thái Huy (9), Nguyễn Thịnh Phát (10), Nhan Gia Hưng (13). Nhóm dự bị gồm Nguyễn Mạnh Dũng (5), Huỳnh Mi Woen (3), Phạm Đức Hòa (6), Đinh Công Viên (7), Nguyễn Đa Hải (8), Vũ Ngọc Ánh (11), Từ Minh Quang (12), Trần Nhật Trung (14) và Hồ Văn Ý...

Thắng tuyệt đối 4 vòng thi, 10X TP.HCM ẵm vòng nguyệt quế tháng đầu tiên Olympia

Trận thi tháng đầu tiên Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25 chứng kiến màn so tài kịch tính của 4 thí sinh: Trần Lê Minh Triết (Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP.HCM), Lục Duy Mạnh (THPT Chợ Đồn, Bắc Kạn), Trần Minh Quyết (THPT B Thanh Liêm, Hà Nam) và Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung Phú, TP.HCM).Kết thúc trận tháng I quý I Đường lên đỉnh Olympia, Trần Lê Minh Triết (Phổ...

Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát bất động sản tăng giá bất thường

UBND tỉnh Hòa Bình ban hành công văn tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh.Nội dung công văn nêu rõ, những năm gần đây, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Hiện tượng mua đi bán lại “thổi giá, đẩy giá” có dấu hiệu hoạt động gây “sốt ảo” trên thị...

Ăn rau húng quế thường xuyên có tác dụng gì?

Tổng quan và thành phần hoá học của húng quếBáo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCK2. Trần Ngọc Quế, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu Toàn cầu cho biết, húng quế còn có tên khác là húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái, Tên khoa học của chúng là Ocimum basilicum L, thuộc họ Hoa môi (Labiatae).Húng quế là cây thân thảo mọc quanh năm, mọc hoang dại hoặc được trồng, thân hình...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo – xu hướng của ngành tài chính ngân hàng

Theo Mastercard, ngân hàng mở (Open banking) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình ngành tài chính và trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai. Sự trỗi dậy của nền kinh tế số tại Việt Nam Việt Nam đang cho thấy những bước tiến rất đáng kể trong hành trình hướng tới một nền kinh tế số. Sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, sự phát triển bùng nổ của hệ sinh thái hỗ trợ...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Cùng chuyên mục

Khám phá hành trình đổi đời cho chai nhựa tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian trải nghiệm của Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân tại Ngày hội Việt Nam Xanh gây ấn tượng khi giới thiệu công nghệ tái chế tiên tiến Bottle-to-Bottle, cho phép tái chế chai nhựa lên đến 50 lần, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. ...

Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240

Đây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và VN-Index vẫn có thể giữ được vùng này. Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240 - 1.250 điểmĐây là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và VN-Index vẫn có thể giữ được vùng này. Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để cơ...

Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát bất động sản tăng giá bất thường

UBND tỉnh Hòa Bình ban hành công văn tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh.Nội dung công văn nêu rõ, những năm gần đây, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Hiện tượng mua đi bán lại “thổi giá, đẩy giá” có dấu hiệu hoạt động gây “sốt ảo” trên thị...

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Đoạn tuyến cao tốc Thái Bình - Nam Định nằm trong tuyến cao tốc Hải Phòng - Ninh Bình dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện...

Mới nhất

Mới nhất