Äá» há»c phà không trá» thà nh gánh nặng vá»i há»c sinh, sinh viên và phụ huynh, Nhà nÆ°á»c ÄÆ°a ra nhiá»u chÃnh sách há» trợ miá» n giảm.
Trong bối cảnh mọi chi phí ngày càng tăng cao, vấn đề học phí được xem là gánh nặng với không ít gia đình có thu nhập trung bình thấp. Dưới đây là 2 nhóm học sinh, sinh viên không phải đóng học phí, phụ huynh cần lưu ý.
Không phải đóng học phí
Điều 14, Nghị định 81/2021 của Chính phủ quy định, 2 nhóm được miễn đóng học phí. Thứ nhất, học sinh tiểu học trường công lập là đối tượng đầu tiên không phải đóng học phí. Điều này nhấn mạnh vào sự công bằng và khuyến khích học tập ở cấp độ tiểu học, đặc biệt là với các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn.
Thứ hai là nhóm sinh viên học ngành chuyên môn đặc thù, phục vụ phát triển các linh vực đặc biệt về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
Các ngành chuyên môn này được quy định cụ thể bởi Luật Giáo dục đại học và do Thủ tướng ban hành. Việc miễn đóng học phí cho nhóm này nhằm khuyến khích sự phát triển chuyên sâu trong các lĩnh vực đặc thù và đóng góp vào sự nghiệp quốc gia.
Việc xác định những đối tượng không phải đóng học phí này là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo tiếp cận giáo dục công bằng và phát triển ngành nghề có tính chiến lược cho đất nước. Đồng thời, chính sách này cũng thể hiện cam kết của nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong việc tiếp cận giáo dục một cách công bằng và chất lượng.
Quản lý và sử dụng học phí
Điều 13, Nghị định 81/2021 quy định, cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sử dụng học phí theo nguyên tắc tự bảo đảm thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện quản lý các khoản thu, chi học phí theo chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển, cơ sở giáo dục phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức thu học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
Anh Anh
Nguồn: https://vtcnews.vn/2-nhom-hoc-sinh-sinh-vien-khong-phai-dong-hoc-phi-ar919642.html