Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục19% giáo viên không bị áp lực về tài chính, 94% dù...

19% giáo viên không bị áp lực về tài chính, 94% dù gặp khó vẫn theo nghề

(Dân trí) – Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Phát triển chính sách Đại học Quốc gia TPHCM, có 44% giáo viên đang chịu áp lực đến rất áp lực và chỉ có 19% giáo viên không bị áp lực tài chính.

Đây là một phần nội dung thu được từ phỏng vấn sâu của đề án khoa học công nghệ cấp Đại học Quốc gia TPHCM 2024 “Nghiên cứu đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây NinhHậu Giang” do Viện Phát triển chính sách Đại học Quốc gia TPHCM (IDP-VNU) vừa công bố chiều 18/11.

19% giáo viên không bị áp lực về tài chính, 94% dù gặp khó vẫn theo nghề - 1

Giáo viên tiểu học ở TPHCM (Ảnh: Hoài Nam).

Kết quả được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phỏng vấn và khảo sát diện rộng với 12.505 giáo viên tại 3 địa phương trên vào tháng 9 và tháng 10, phỏng vấn 132 nhà quản lý giáo dục, giáo viên các cấp.

Chỉ 19% giáo viên không gặp áp lực tài chính 

Kết quả phỏng vấn cho thấy kể từ khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (áp dụng từ ngày 01/7), thu nhập của giáo viên được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát vẫn cho thấy, thu nhập của nghề giáo chỉ đáp ứng trung bình 51,87% nhu cầu chi tiêu hàng tháng của gia đình giáo viên đối với nhóm không có làm thêm các nghề phụ. Đối với nhóm giáo viên có làm thêm nghề phụ, chỉ đáp ứng khoảng 62,55%.

Riêng giáo viên có thâm niên dưới 10 năm đánh giá thu nhập của nghề giáo chỉ đáp ứng trung bình 45,7% nhu cầu chi tiêu hàng tháng của gia đình.

Đánh giá mức độ áp lực tài chính (thu nhập từ nghề giáo không trang trải đủ cuộc sống) của giáo viên có mức điểm bình quân khá cao 3,61/5 (5 là rất áp lực).

Giáo viên mầm non không có thời gian cho bản thân, gia đình 

Theo kết quả khảo sát  71,83% giáo viên bị quá tải trong công việc, tỷ lệ này ở giáo viên mầm non là 87,65%.

Trong khi đó, gần 70% giáo viên mầm non không có thời gian hoạt động thể dục thể thao, giải trí và 46% giáo viên ở các cấp khác dành dưới 10% thời gian trong ngày cho hoạt động thể dục thể thao, giải trí.

Thời gian giáo viên dành cho chăm sóc gia đình chỉ chiếm 15,81% quỹ thời gian. Với giáo viên mầm non, con số này chỉ bằng khoảng 1/3 so với mặt bằng chung.

Trong đó, 44% giáo viên cho biết họ đang chịu áp lực đến rất áp lực; chỉ có 19% giáo viên cho rằng họ đang thoải mái và rất thoải mái, không bị áp lực tài chính.

Ngoài áp lực về tài chính, giáo viên còn gặp áp lực bởi các hoạt động chuyên môn như chuẩn bị bài giảng, họp bộ môn, các công việc hành chính, xã hội khác; áp lực liên quan các quy định về chuẩn mực nhà giáo, thái độ với học sinh…

19% giáo viên không bị áp lực về tài chính, 94% dù gặp khó vẫn theo nghề - 2

Giáo viên mầm non cạn kiệt thời gian dành cho bản thân, gia đình (Ảnh: Hoài Nam).

Áp lực lớn nhất đến từ phụ huynh 

Đặc biệt, nghiên cứu thể hiện giáo viên đang bị áp lực lớn nhất từ phụ huynh học sinh. Có đến 70,21% giáo viên cho rằng họ đang bị áp lực hoặc rất áp lực từ phụ huynh học sinh. Đồng thời 40,63% giáo viên cho biết họ từng có ý định chuyển nghề do phụ huynh bạo lực tinh thần.

Phỏng vấn sâu thầy cô trong ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn và giáo viên các cấp đều có chung nhận định là hiện nay áp lực từ phía phụ huynh đối với giáo viên ở mức báo động.

19% giáo viên không bị áp lực về tài chính, 94% dù gặp khó vẫn theo nghề - 3

Một trong những áp lực giáo viên đang phải đối mặt (Ảnh chụp từ nghiên cứu).

Nhiều phụ huynh đặt kỳ vọng quá cao, thường xuyên can thiệp sâu vào công việc giảng dạy, thậm chí gây áp lực về điểm số.

Họ liên tục theo dõi, đặt câu hỏi và yêu cầu báo cáo chi tiết về tình hình học tập của con qua các nhóm Zalo hay Facebook…

Đáng lo ngại hơn, một số giáo viên phản ánh rằng một số phụ huynh có những hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến thầy, cô như trực tiếp đến trường gây gổ, chửi bới, thậm chí hành hung giáo viên khi con em họ bị phê bình, nhắc nhở hoặc không đạt điểm cao.

Nhiều giáo viên cũng phải đối mặt với tình trạng bị đe dọa hay bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội..

Kết quả khảo sát cũng cho thấy 63,57% giáo viên bày tỏ nguyện vọng được hợp pháp hóa việc dạy thêm, bao gồm cả dạy thêm ở nhà và dạy thêm online, để tăng thu nhập từ chính năng lực của mình.

Dù thu nhập vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống cũng như gặp nhiều áp lực trong công việc nhưng có tới 94,23% giáo viên cho biết họ tiếp tục theo đuổi nghề vì lòng yêu nghề, yêu trò.

Gần 50% giáo viên cho rằng họ gắn bó với nghề vì mức thu nhập hợp lý và các chính sách đãi ngộ tốt.

Tạo hàng lang pháp lý bảo vệ nhà giáo 

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, ĐHQG TPHCM mong muốn các cơ quan soạn thảo Luật Nhà giáo quan tâm, chú trọng các vấn đề sau:

Thứ nhất, chính sách tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo: Lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp (như dự thảo Luật Nhà giáo đưa ra).

Đây là quy định đột phá, góp phần gia tăng thu nhập cho nhà giáo, nhất là nhà giáo trẻ, nhà giáo hệ mầm non, yên tâm công tác và cống hiến cho giáo dục.

Thứ hai, cần tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện nhằm bảo vệ nhà giáo khỏi các áp lực; bảo vệ hình ảnh nhà giáo trong bối cảnh mới. Giảm tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non; đồng thời kéo dài tuổi công tác cho các giáo viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư.

Thứ ba, về quy định dạy thêm học thêm, cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, cơ chế công khai minh bạch trong việc dạy thêm; đảm bảo hài hòa với chính sách tiền lương giáo viên.

Thứ tư, xây dựng chính sách khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng với những cống hiến của nhà giáo.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/19-giao-vien-khong-bi-ap-luc-ve-tai-chinh-94-du-gap-kho-van-theo-nghe-20241118200310996.htm

Cùng chủ đề

Quy định mới về lương, xếp hạng giáo viên có hiệu lực từ tháng 12

Quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viênThông tư số 13/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành về quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học, có hiệu lực từ ngày 15/12.Thông tư mới không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy...

Hiệu trưởng ở TPHCM tiết lộ lương giáo viên cao nhất 60 triệu đồng

(Dân trí) - Mức lương cao nhất ở trường học ngoài công lập này là hơn 137 triệu đồng/người/tháng, riêng đội ngũ giáo viên có mức lương từ 14 đến hơn 60 triệu đồng/tháng. Thông tin trên được ông Tưởng Nguyên Sự, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm - là một trường ngoài công lập ở TPHCM -  chia sẻ tại buổi góp ý dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ GD&ĐT tổ chức tại TPHCM ngày 29/11.Ông...

Không cấm giáo viên dạy thêm; Lương nhà giáo ở mức cao nhất trong hệ thống bậc lương

TPO - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề cho ngành Giáo dục; Lương nhà giáo sẽ ở mức cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp; Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đang chủ trương không cấm việc dạy thêm;… là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua. TPO - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề cho ngành Giáo dục;...

Giáo viên TP.HCM hưởng thu nhập tăng thêm mức cao nhất hơn 23 triệu đồng/tháng

Cùng với việc tăng lÆ°Æ¡ng cÆ¡ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TP.HCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hÆ¡n 23 triệu đồng. Theo Nghị quyết 185/2023 HĐND TP.HCM ban hành về dự toán thu ngân sách nhà nước và thu chi ngân sách năm 2024 thì hệ số chi thu nhập tăng thêm tối đa áp dụng cho năm 2024 là 1,5 lần so với tiền lương ngạch bậc, chức vụ.Theo đó, công thức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 quảng bá vẻ đẹp của Hà Nội

(Dân trí) - Trong MV "Hoàn Kiếm", Đinh Xuân Đạt hóa thân thành chàng trai trẻ từ phương xa đến, lang thang khắp phố phường, thu vào ống kính những hình ảnh đẹp, đầy tự hào của Hà Nội. Ngày 19/12, Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay, Hoàn Kiếm (sáng tác của nhạc sĩ Giáng Son, lời thơ Nguyễn Vĩnh Tiến). Đây chính là ca khúc giúp Đinh Xuân Đạt...

Đô đốc Mỹ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam hoành tráng, ấn tượng

Đô đốc Samuel Paparo, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ bày tỏ sự ấn tượng với lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Đô đốc Samuel Paparo, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ (Ảnh: Đức Hoàng). Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam...

Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine

(Dân trí) - Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố quân đội Anh có thể được gửi đến Ukraine để hỗ trợ huấn luyện trong cuộc chiến chống lại Nga. "Anh cần làm cho hoạt động huấn luyện phù hợp hơn với những gì Ukraine cần", Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey tuyên bố hôm 19/12.Các nguồn tin quốc phòng nói với đài BBC rằng, Bộ trưởng Healey không loại trừ khả năng đưa binh lính Anh đến Ukraine...

Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật 71 đảng viên trong năm 2024

(Dân trí) - Năm 2024, cấp ủy các cấp và chi bộ đã kỷ luật 410 tổ chức đảng và 17.562 đảng viên. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 26 tổ chức đảng và 71 đảng viên. Con số này được đề cập trong báo cáo tổng kết công tác kiểm tra năm 2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.Theo báo cáo, trong năm qua, cấp ủy các...

Kho xưởng của một công ty giày da ở Nam Định bốc cháy dữ dội

(Dân trí) - Một kho xưởng giày da của một công ty đóng tại xóm 3, xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định bất ngờ bốc cháy dữ dội. Ngày 19/12, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định xác nhận, kho xưởng giày da của một công ty đóng trên địa bàn xã này vừa xảy ra hỏa hoạn, rất may không có thiệt hại về người.Thông tin ban đầu, khoảng 10h cùng...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030. ...

Tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện giáo dục quyền con người tại cơ sở giáo dục mầm non

NDO - Giáo dục quyền con người là chìa khoá để góp phần nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền, bảo đảm mỗi cá nhân biết tự bảo vệ quyền của mình và biết tôn trọng phẩm giá, quyền và tự do của người khác; trong đó có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào...

Trường chuyên hàng trăm tỉ đồng ở Nghệ An xây dang dở rồi bỏ hoang

Được đầu tư giai đoạn 1 với số vốn hàng trăm tỉ đồng, dự án Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An xây dang dở chưa đưa vào sử dụng, có dấu hiệu xuống cấp. ...

Phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030

(ĐCSVN) - Mục tiêu của Đề án nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy đối ngoại nhân dân và các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác. ...

Sinh viên trường nào được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 lâu nhất?

Đến nay, đa số các trường ĐH đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho sinh viên. Theo đó, thời gian nghỉ khác nhau phụ thuộc vào kế hoạch học tập của mỗi trường. ...

Mới nhất

Mẹo hay kiểm soát huyết áp vào mùa lạnh

'Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu co lại, làm tăng sức cản trong các mạch máu, buộc tim phải bơm máu...

[Ảnh] Khách tham quan hào hứng với dàn khí tài tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan tỏ ra rất hào hứng với dàn khí tài hiện đại được trưng bày. NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan...

Tác dụng sức khỏe ít người biết khi kết hợp nghệ và gừng

Cảm lạnh và cúm xuất hiện phổ biến hơn trong giai đoạn chuyển mùa hay nhiệt độ xuống thấp. Bệnh sẽ lâu khỏi...

Ca sĩ Tuấn Hiệp chơi lớn, ra album kết hợp với nhiều nghệ sĩ quốc tế

Ngày 19/12, Tuấn Hiệp ra mắt album đĩa than ''Như gió heo may'', là tuyển tập các tình khúc vượt thời gian với âm hưởng lãng mạn, phù hợp chất giọng trầm ấm. Giọng hát Tuấn Hiệp được người trong giới gọi vui là “giọng hát thử loa”, qua các album rất được yêu thích như Bơ vơ, Tình khúc...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó...

Mới nhất