Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. (Nguồn: Vietnam+)
Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. (Nguồn: Vietnam+)

Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn.

Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc…

Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Tiêu biểu nhất là Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa thế giới của UNESCO, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 11/12/1993.

Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây; được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế – đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên.

Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương chảy từ Tây sang Đông là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn. Ba tòa thành – Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành – lồng vào nhau và được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

Các công trình này là kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên với núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh, trong một sự hòa hợp đến kỳ lạ.

cot_co_ngo_mon_hue_12_2024.jpg
Cột cờ Kinh thành Huế là một di tích kiến trúc thời nhà Nguyễn, nằm chính giữa mặt nam của Kinh thành Huế. (Nguồn: Vietnam+)

Xuyên suốt cả ba tòa thành là con đường Thần đạo, với những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế gồm Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung. Hai bên Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, hòa lẫn với khung cảnh thiên nhiên.

Dọc hai bên bờ sông Hương là lăng tẩm của các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức…mang đặc trưng kiến trúc Việt Nam. Mỗi lăng tẩm lại mang một phong cách khác nhau, tùy thuộc vào tính cách của từng vị vua, tạo nên một bức tranh phong phú và đa dạng.

Cố đô Huế cũng là xứ sở của những khu vườn ngự danh tiếng như Ngự Viên, Thư Quang, Thường Mậu, Trường Ninh, Thiệu Phương…Và kiến trúc những khu vườn cung đình cũng dần ảnh hưởng, lan tỏa sang những khu vườn trong dân gian, tạo nên một kiến trúc nhà vườn đặc thù của Cố đô.

ve_dep_xu_hue_12_2024.jpg
Những công trình kiến trúc ở Cố đô như hòa lẫn vào thiên nhiên, tạo nên những tiết tấu diệu kỳ. (Nguồn: Vietnam+)

Được xây theo luật “dịch lý” và “phong thủy”, nhà vườn Huế là tập hợp của một hệ thống kiến trúc sắp xếp theo chiều Bắc-Nam. Tuy rộng hẹp khác nhau, nhưng nhà nào cũng có kiến trúc tổng thể giống nhau, bao gồm: cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà rường. Một số nhà vườn hiện nay còn nguyên vẹn, tiêu biểu như nhà vườn An Hiên, nhà vườn công chúa Ngọc Sơn, Lạc Tịnh, nhà vườn Ý Thảo.

Là kinh đô của triều địa phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, lễ hội và âm nhạc ở vùng kinh sư này cũng phát triển vô cùng phong phú và mang đậm phong cách dân tộc.

Triều đình có lễ Tế Giao, Tế Xã Tắc, lễ Nguyên Đán, lễ Đoan Dương, lễ Vạn Thọ, lễ Đại triều, lễ Thường triều, lễ Ban Sóc, lễ Truyền Lô, lễ Duyệt Binh. Dân gian cũng đa dạng các loại hình lễ hội: lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội vật Sình, lễ hội đua ghe, lễ hội tế đình, tế chùa, tế miếu… gắn kết với các loại hình lễ hội lại là những hình thức âm nhạc lễ nghi dân gian muôn màu muôn vẻ.

Về âm nhạc, Nhã nhạc Cung đình- loại hình âm nhạc tao nhã, thiêng liêng thường dùng để trình diễn trong các dịp đại lễ trang trọng của triều đình – đã được phát triển lên đến đỉnh cao tại Huế dưới thời nhà Nguyễn. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.

ttxvn_tai_hien_le_ban_soc_trieu_nguyen_12_2024.jpg
Tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn tại Ngọ Môn Huế. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Cùng tồn tại với dòng âm nhạc mang tính lễ nghi, loại hình âm nhạc mang tính giải trí tiêu khiển của xứ Huế cũng được thế giới biết đến như một điển hình mang đậm bản sắc riêng của một vùng văn hóa, mộc mạc thuần khiết, đặc thù không pha trộn. Đó là những điệu múa Huế, những vở tuồng Huế, những bài ca Huế mà ngày nay đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong một chuyến tham quan Cố đô của du khách mọi miền.

Tính đến thời điểm này, Cố đô Huế sở hữu tới 7 di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản khu vực, trong đó có 5 di sản của riêng Huế gồm Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Âm nhạc cung đình Việt Nam-Nhã nhạc (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016); và 2 di sản chung với các địa phương khác: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (2016), Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (2017). Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có gần 1.000 di tích, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 88 di tích cấp quốc gia và 90 di tích cấp tỉnh.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa Huế đã nhận xét rằng, Huế là một bài thơ kiệt tác về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình những kho tàng vô giá, một bảo tàng kỳ lạ, độc đáo của nền văn hoá vật chất và tinh thần của Việt Nam.

Những năm qua, thành phố Huế đã xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn để khai thác hiệu quả di sản, tạo nhiều trải nghiệm mới cho ngành “công nghiệp không khói.”

Năm 2025, Huế dự kiến sẽ phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; đồng thời quảng bá hình ảnh và khẳng định thương hiệu “Huế – Kinh đô xưa trải, nghiệm mới,” “Huế – điểm đến của 8 di sản thế giới,” “Huế – Kinh đô của lễ hội,” “Huế – Kinh đô ẩm thực” và “Huế – Kinh đô áo dài.” Thành phố cũng dự kiến mở rộng phát triển các loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế; đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/co-do-hue-vung-dat-cua-nhung-di-san-van-hoa-vo-gia-post1002805.vnp

Cùng chủ đề

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến về Chiến lược phát triển ngành sữa

Sáng 7/1/2025 Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050 (Chiến lược). Hội nghị lấy ý kiến về Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với sự tham dự và chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, cùng lãnh đạo Cục Công nghiệp, Viện Nghiên cứu chiến...

Hủy kết quả trúng đấu giá mỏ cát 370 tỉ đồng, xử phạt doanh nghiệp

Sau vụ doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát 370 tỉ đồng, chính quyền thị xã Điện Bàn, Quảng Nam vừa có quyết định hủy kết quả phiên đấu giá này. Ngày 7-1, ông Nguyễn Minh Hiếu, quyền chủ tịch UBND thị xã Điện...

Trưng bày hơn 100 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP của thanh niên

(QNO) - Sáng nay 27/12, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Nam khai mạc Ngày hội trưng bày, kết nối tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP của thanh niên năm 2024. Ngày hội diễn ra 1 ngày tại Quảng trường Núi Thành (huyện Núi Thành) với 16 gian hàng cùng hơn 100 sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP của thanh niên. Ngoài ra còn có các gian hàng ẩm thực của thanh niên huyện...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Đề xuất danh hiệu thứ 3 của UNESCO cho vịnh Hạ Long

Danh hiệu thứ 3 mà tỉnh Quảng Ninh mong muốn đề xuất UNESCO công nhận cho vịnh Hạ Long là về đa dạng sinh học, theo tiêu chí 10. Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới đang diễn ra tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ từ 21.7 - 31.7.2024, Đoàn công tác của tỉnh Quảng Ninh do bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - làm trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vịnh Hạ Long và chặng đường 30 năm được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Trải qua 30 năm, từ một điểm đến du lịch nổi bật, Vịnh Hạ Long hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quốc tế, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Ngày 17/12/2024 sẽ là cột mốc đáng nhớ khi Vịnh Hạ Long tròn 30 năm được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt ba thập kỷ qua, vẻ đẹp kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long không...

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: 20 năm bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

Cách đây 20 năm, ngày 3/7/2003, tại kỳ họp thứ 27, Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) đã thông qua hồ sơ đệ trình của Việt Nam công nhận Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản Thế giới, với tiêu chí giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo. Việc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành Di sản Thế giới là một dấu mốc quan trọng không chỉ ghi nhận về giá trị ngoại...

Chính thức bỏ thi chứng chỉ IELTS trên giấy tại Việt Nam từ ngày 30/3

Từ ngày 30/3, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính. Các thí sinh đã đăng ký thi trên giấy trước thời điểm này được chọn thi sớm trên giấy hoặc thi trên máy. Ngày 7/1, Hội đồng Anh và IDP Việt Nam – hai đơn vị được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS tại Việt Nam - đã cùng thông báo việc các...

Đại sứ Nguyễn Minh Tâm: Xung lực mới cho quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm trao đổi với phóng viên TTXVN về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến thăm Lào của Thủ tướng Phạm Minh Chính và vai trò mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại...

Phát huy giá trị Di sản Thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, ngoài sản phẩm hiện có là các khu đền tháp, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn ở Quảng Nam sẽ phát triển sản phẩm du lịch tại vùng đệm và vùng lõi. Vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi tháp Chăm cổ kính trong Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn. (Ảnh: TH/Vietnam+) Khu Di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng...

Bài đọc nhiều

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long

Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đại diện Hoàng thành Thăng Long cho biết, 3 bộ sưu tập hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia gồm: Đầu phượng thời...

Vùng đất của những di sản

Quảng Ngãi có nhiều di sản văn hóa đa dạng và độc đáo. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực phát huy giá trị những di sản này gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ). Ảnh: THANH PHƯƠNG Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 285...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

Phong Nha – Kẻ Bàng được Tạp chí Mỹ xếp vào điểm đến đẹp nhất thế giới

Với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống hang động, sông, suối tuyệt đẹp, Quảng Bình là một trong 13 điểm đến được các Biên tập viên của tạp chí Travel+Leisure đánh giá là đẹp nhất thế giới. Theo Travel+Leisure, mọi du khách đều mong muốn khám phá những địa điểm đẹp nhất thế giới ngay cả khi hành tinh này có vô số điểm đến ngoạn mục, hứa hẹn những cuộc phiêu lưu thú vị và kỳ...

Cùng chuyên mục

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Đề xuất danh hiệu thứ 3 của UNESCO cho vịnh Hạ Long

Danh hiệu thứ 3 mà tỉnh Quảng Ninh mong muốn đề xuất UNESCO công nhận cho vịnh Hạ Long là về đa dạng sinh học, theo tiêu chí 10. Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 46 của Ủy ban Di sản thế giới đang diễn ra tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ từ 21.7 - 31.7.2024, Đoàn công tác của tỉnh Quảng Ninh do bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - làm trưởng...

Vịnh Hạ Long và chặng đường 30 năm được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới

Trải qua 30 năm, từ một điểm đến du lịch nổi bật, Vịnh Hạ Long hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa quốc tế, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Ngày 17/12/2024 sẽ là cột mốc đáng nhớ khi Vịnh Hạ Long tròn 30 năm được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt ba thập kỷ qua, vẻ đẹp kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long không...

Vịnh Hạ Long-Bảo tàng địa chất khổng lồ của nhân loại

Vịnh Hạ Long không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp tráng lệ của biển đảo, mà còn là một bảo tàng địa chất khổng lồ, nơi ngưng đọng những dấu tích quan trọng của quá trình hình thành, vận động, phát triển của địa hình vỏ trái đất khu vực này. “Kỳ quan đất dựng giữa trời cao” Vịnh Hạ Long là dạng địa hình đảo xen lẫn các trũng biển, các vùng bãi triều có sú vẹt mọc và các...

Vịnh Hạ Long không có tên trong Danh sách 56 Di sản Thế giới bị đe dọa

Trước dư luận xã hội về việc vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị UNESCO loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 24/12, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có thông tin chính thức gửi báo chí khẳng định, vịnh Hạ Long không có tên trong Danh sách 56 Di sản Thế giới bị đe dọa.   Theo Cục...

Mới nhất

Vịnh Hạ Long không có tên trong Danh sách 56 Di sản Thế giới bị đe dọa

Trước dư luận xã hội về việc vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị UNESCO loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 24/12, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có thông tin chính thức gửi báo chí...

Bàn việc thành lập một số bộ và số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới

(Dân trí) - Dự án Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV… đang được Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên...

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng

Cuối tháng 12/2024, sau 2 năm thực hiện các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đối với cây khôi nhung tía, người dân xã Yên Hòa (Tương Dương) đã có sản phẩm OCOP đầu tiên của xã từ mô hình mới này. Cụ thể, trà khôi nhung tía của xã Yên Hòa là 1 trong 12 sản phẩm...

Lời mời gọi ‘quyến rũ’ từ Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vừa giới thiệu đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021-2030.   Phong Nha - Kẻ Bàng nhiều năm qua đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như thế giới - Ảnh: Vườn Quốc gia Phong...

Pha ghi bàn thiếu fair play của Supachok dẫn đầu cuộc đua ‘bàn thắng đẹp nhất ASEAN Cup 2024’

Bàn thắng của tiền đạo Thái Lan Supachok Sarachat vào lưới tuyển Việt Nam ở chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 đang được người hâm mộ chọn là “Bàn thắng đẹp nhất" giải. Bình chọn cho Supachok "áp đảo" Nguyễn Xuân Son - Ảnh: NVCC Sáng 7-1, ASEAN Cup 2024 mở cuộc bầu chọn bàn thắng đẹp do người hâm...

Mới nhất

Cỏ hát giữa lưng trời