Trang chủDi sảnThành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới giữa lòng...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.
Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới
 

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới

Công trình vĩ đại của Đông Á

Theo sử sách ghi lại, Thành Nhà Hồ được xây dựng chỉ trong 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng Ba) năm 1397.

Thành Nhà Hồ rộng 155,5ha, bao gồm Thành nội (rộng 142,2ha), La thành (9,0ha) và Đàn tế Nam Giao (4,3ha), nằm trong vùng đệm với diện tích 5.078,5ha. Thành được kiến thiết trong khu vực có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, giữa hai dòng sông Mã và sông Bưởi (thuộc huyện Vĩnh Lộc).

Kiến trúc Thành Nhà Hồ được chia làm 2 vòng thành chính. Đó là La thành và Hoàng thành. Tường thành cao trung bình 8m, được cấu tạo bởi hai lớp: Lớp ngoài đá, bên trong là đất.

La thành là vòng thành ngoài bảo vệ toàn bộ kiến trúc và cư dân trong Kinh thành, được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào tháng 9-1399, dài khoảng 10km. La thành cách Hoàng thành khoảng 2-3km về các hướng.

Giới hạn từ khu vực tường thành đá vào trong là khu vực Hoàng thành. Đây là nơi sinh sống, làm việc của quan lại và hoàng tộc trong triều đình.

Con đường Hòe Nhai - đường Hoàng Gia nối từ Hoàng thành tới Đàn tế Nam Giao
 
 
Con đường Hòe Nhai – đường Hoàng Gia nối từ Hoàng thành tới Đàn tế Nam Giao
Khu vực Hoàng thành có bình đồ gần vuông, mặt chính quay về hướng Đông Nam, với mỗi bức tường có chiều dài gần 900m. Trong Hoàng thành có cung Nhân Thọ (nơi ở của Hồ Quý Ly), điện Hoàng Nguyên (nơi Vua thiết triều), cung Phù Cực, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu…

Thành nội có 4 cổng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Cửa Nam được xây dựng lớn nhất, mở ba vòm cửa, các cửa còn lại chỉ có 1 vòm. Phía trên cửa Nam và cửa Bắc là vọng lâu. Vọng lâu ngoài chức năng là lầu canh còn là nơi Vua ngự duyệt quân trước khi xuất chinh và chủ trì các nghi lễ quan trọng khác.

Những khối đá khổng lồ được ghè đẽo vuông vức, xây xếp lên nhau tạo nên tường thành vững chãi
 

Những khối đá khổng lồ được ghè đẽo vuông vức, xây xếp lên nhau tạo nên tường thành vững chãi

Các nhà khoa học đánh giá, giá trị nổi bật và khác biệt của Thành Nhà Hồ là sự thể hiện khả năng xây xếp những khối đá khổng lồ, được ghè đẽo vuông vức đạt đến độ chính xác tuyệt đối, để xây thành một công trình vĩ đại của khu vực Đông Á, Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.

Những giá trị nổi bật toàn cầu

Di sản Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) và (iv) về Di sản Văn hóa.

Thành Nhà Hồ biểu hiện ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa đối với một biểu tượng vương quyền tập trung vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Thành thể hiện những bước phát triển mới trong phong cách kiến trúc trên phương diện kỹ thuật và việc tiếp nhận các nguyên tắc phong thủy của quy hoạch đô thị trong một bối cảnh Đông Á và Đông Nam Á, tận dụng triệt để điều kiện thiên nhiên xung quanh và kết hợp một cách độc đáo các yếu tố vào công trình và cảnh quan của tòa thành.

Những khối đá được ghè đẽo công phu, chính xác và được lắp ghép tinh vi tạo nên cổng thành đẹp hiếm thấy
 

Những khối đá được ghè đẽo công phu, chính xác và được lắp ghép tinh vi tạo nên cổng thành đẹp hiếm thấy

Thành Nhà Hồ là ví dụ nổi bật về một quần thể kiến trúc trong một cảnh quan thiên nhiên minh chứng cho sự phát triển nở rộ của Tân Nho giáo thực hành cuối thế kỷ XIV của Việt Nam, ở thời kỳ mà tư tưởng này đã lan rộng khắp Đông Á và trở thành một triết lý có tầm ảnh hưởng lớn đối với việc cai trị trong khu vực.

Việc sử dụng những khối đá lớn chứng tỏ sức mạnh tổ chức của một Nhà nước Tân Nho giáo và sự thay đổi hướng trục chính làm nên điểm khác biệt về thiết kế của Thành Nhà Hồ so với các chuẩn mực Trung Hoa.

Du khách tham quan Thành Nhà Hồ
 

Du khách tham quan Thành Nhà Hồ

Phát lộ dần hình hài về Kinh đô vàng son

Mỗi đợt khai quật khảo cổ tại khu vực Thành Nhà Hồ, lại phát lộ ra nhiều hiện vật, kiến trúc… Qua đó, dần phát lộ hình hài về một Kinh đô vàng son, một tòa thành độc đáo.

Trong cuộc khai quật năm 2008 tại khu vực cổng Nam Thành Nhà Hồ, đã phát lộ dấu tích con đường Hòe Nhai, mà như UNESCO gọi, là con đường Hoàng gia. Con đường này được Vương triều Hồ xây dựng năm 1402, nối từ khu vực Hoàng thành đến Đàn tế Nam Giao, với chiều dài khoảng 3,5km. Đây được đánh giá là đường lát đá cổ ở Kinh thành phong kiến được bảo tồn nguyên vẹn nhất hiện nay.

Hiện vật khai quật được trong Thành Nhà Hồ
 

Hiện vật khai quật được trong Thành Nhà Hồ

Đến năm 2011, qua khai quật tại cổng Nam Thành Nhà Hồ, các nhà khoa học phát hiện một công trình quân sự được xây dựng khoảng thế kỷ XVI, là chiến lũy xây bằng đá hình móng ngựa. Đây là lũy phòng thủ ở cổng thành lần đầu tiên phát hiện được ở Việt Nam.

Cách cổng Nam Thành Nhà Hồ 2,5km về phía Nam là Đàn tế Nam Giao. Đàn Nam Giao Thành Nhà Hồ là di tích còn tương đối nguyên vẹn và cổ nhất trong lịch sử đàn tế Giao Việt Nam. Đây cũng là công trình kiến trúc vừa có đặc điểm chung của đàn tế Giao phương Đông, vừa có những nét đặc sắc riêng có của Việt Nam.

Đầu chim phượng bằng đất nung khai quật được trong Thành Nhà Hồ
 
Đầu chim phượng bằng đất nung khai quật được trong Thành Nhà Hồ
 

Ngoài ra, qua các cuộc khai quật khảo cổ, các nhà khoa học còn phát hiện ra nền móng kiến trúc còn tương đối nguyên vẹn ở khu vực Chính điện, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu… Bên cạnh đó, đã thu nhận được rất nhiều hiện vật như: Đầu chim phượng, uyên ương bằng đất nung; gạch, trang trí lá đề thời Trần – Hồ; ngói phẳng, ngói cong lòng máng thời Lê; gốm, men thời Trần – Hồ và Lê Sơ; một số cụm bi – đạn đá…

Qua các cuộc khai quật đã dần phát lộ về một Kinh đô vàng son, tòa thành độc đáo
 

Qua các cuộc khai quật đã dần phát lộ về một Kinh đô vàng son, tòa thành độc đáo

Theo PGS-TS Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam: “Thành Nhà Hồ đang còn tiềm ẩn rất nhiều các di tích kiến trúc khác nhau. Tất cả đều được quy hoạch, bố trí hết sức quy chuẩn, đồng bộ, hài hòa, bài bản… Nếu làm tốt và khoa học, dần dần chúng ta có thể hiểu được và khôi phục được một Kinh đô cổ nhất Đông Nam Á, từng bước biến di sản trở thành một trong những di sản văn hóa có giá trị nổi bật nhất của Việt Nam, có sức hút mạnh mẽ đối với công chúng trong nước và thế giới”.

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/thanh-nha-ho-di-san-van-hoa-the-gioi-giua-long-xu-thanh-post714067.html

Cùng chủ đề

Chiêm ngưỡng ‘báu vật’ gần 700 tuổi ở Vườn quốc gia Bến En

Vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) được ví như 'vịnh Hạ Long' trên cạn. Trong quần thể danh thắng này có một cây lim cổ thụ gần 700 tuổi, là 'báu vật' của người dân địa phương. div]:mb-" style="box-sizing: border-box; border: 0px solid #e5e7eb; --tw-border-spacing-x: 0; --tw-border-spacing-y: 0; --tw-translate-x: 0; --tw-translate-y: 0; --tw-rotate: 0; --tw-skew-x: 0; --tw-skew-y: 0; --tw-scale-x: 1; --tw-scale-y: 1; --tw-scroll-snap-strictness: proximity; --tw-ring-offset-width: 0px; --tw-ring-offset-color: #fff; --tw-ring-color: rgba(59,130,246,.5); --tw-ring-offset-shadow: 0 0 #0000; --tw-ring-shadow:...

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn...

Thanh Hóa sẽ sáp nhập những ban, sở, ngành nào?

(NLĐO)- Theo dự thảo, tỉnh Thanh Hóa sẽ sáp nhập 2 ban Đảng và 10 sở, ngành, kết thúc hoạt động của 14 cơ quan, đơn vị nhằm tinh gọn bộ máy ...

Ngắm thảo nguyên xanh mướt, điểm trekking lý tưởng ở Thanh Hóa

Dân trí) - Trên đỉnh Pù Xèo, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa có một thảo nguyên xanh mướt. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, là điểm đến lý tưởng đối với du khách yêu thích du lịch trekking. Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa gần 60km, đỉnh Pù Xèo thuộc địa phận 2 xã Lương Sơn, Ngọc Phụng và thị trấn Thường Xuân (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Nơi đây có độ cao gần 1.000m so với...

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh nông dân tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS

Ngày 7/12, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2024.Ngày 6/12, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (21/12/2004 - 21/12/2024).Kết luận phiên họp Chính phủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hạnh phúc qua nghệ thuật nhiếp ảnh và video

Tối 11-12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.    Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và video trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Sau...

Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698 – 2020): Được trao giải A Giải thưởng...

Tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII, Ban tổ chức đã chọn, trao giải 58 tác phẩm. Trong số đó, công trình nghiên cứu Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020) của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản) được trao giải A. Tác phẩm gồm 2 tập dày dặn, hơn 1.500 trang, truyền tải một lượng thông tin giá trị về vùng...

Hấp dẫn dài lâu

- Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (tại Hà Nội) thu hút hàng vạn khách tham quan mỗi ngày từ khi mở cửa. Lý do nào một địa điểm trưng bày di vật, hiện vật của quá khứ lại khiến số đông quan tâm? - Quy mô xây dựng lớn, hiện đại là điểm cộng dễ thấy nhất. Công chúng quan tâm, vì họ sẽ có cái nhìn bao quát, liền mạch khi đến đó. Điều quan trọng...

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: TP Thủ Đức sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, cả nước đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2025-2030, nhiệm kỳ mà Tổng Bí thư Tô Lâm có chỉ đạo bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Thủ Đức cần hành trang gì, điều kiện gì và cả những yêu cầu cần thiết khác để đi vào chặng đường ấy? Ngày 23-10, Đoàn khảo sát Thành ủy TPHCM do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính...

Bài đọc nhiều

Phát huy giá trị di sản ‘Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt’

Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027. Một tiết mục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nhiệm kỳ 2024-2027 gồm 15 người; Nghệ nhân Ưu tú Trần Thị Huệ được...

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn

Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024). Phó Chủ tịch Quốc hội...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Bảo Tồn Hát Chầu Văn: Di Sản Âm Nhạc Tâm Linh Của Người Việt

Hát Chầu Văn, một trong những loại hình nghệ thuật gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Đức Thánh Trần, mang trong mình giá trị văn hóa và tâm linh độc đáo. Loại hình này không chỉ là biểu hiện của nghệ thuật mà còn là tiếng vọng của lòng người trong những không gian thiêng liêng, nơi tín ngưỡng hòa quyện cùng giai điệu sâu lắng. Hát Chầu Văn ra đời từ nhu cầu tâm linh và...

Cùng chuyên mục

Di sản và lễ hội làm nên bản sắc độc đáo Hạ Long

Thành phố Hạ Long, nơi sở hữu kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đang quyết tâm gia nhập Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO. Tại Hội nghị tham vấn “Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu” ngày 28/11, lãnh đạo thành phố tái khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, định vị Hạ Long như một thành phố học tập có bản sắc riêng biệt, nơi giao thoa giữa di...

Trải nghiệm trạm tương tác thông minh tại di sản cố đô Huế nâng tầm du lịch

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã triển khai thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh kết nối, để tạo thêm trải nghiệm mới cho du khách khi tham quan các điểm di sản cố đô. Ngày 5.12, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết đã triển khai thử nghiệm mạng lưới các trạm tương tác thông minh - TapQuest ứng dụng công nghệ, để tăng trải nghiệm cho du...

Bảo Tồn Hát Chầu Văn: Di Sản Âm Nhạc Tâm Linh Của Người Việt

Hát Chầu Văn, một trong những loại hình nghệ thuật gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Đức Thánh Trần, mang trong mình giá trị văn hóa và tâm linh độc đáo. Loại hình này không chỉ là biểu hiện của nghệ thuật mà còn là tiếng vọng của lòng người trong những không gian thiêng liêng, nơi tín ngưỡng hòa quyện cùng giai điệu sâu lắng. Hát Chầu Văn ra đời từ nhu cầu tâm linh và...

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Mới nhất

‘Bắt tay’ Xiaomi, Thế Giới Di Động muốn gia nhập cuộc đua xe điện

Thế Giới Di Động muốn hợp tác cùng Xiaomi trong việc thúc đẩy các sản phẩm IoT, điện máy và xe điện trong tương lai. Ngày 9/12, Facebook cá nhân của ông Đoàn Văn Hiểu Em - Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) có chia sẻ về việc ông Lu Weibing, Chủ tịch Kinh...

Vũ Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Mrs Earth International 2024 và giành 2 giải phụ

Người đẹp Vũ Thị Hoa - đại diện Việt Nam đã xuất sắc vượt qua 29 thí sinh đến từ khắp thế giới đăng quang ngôi vị cao nhất tại cuộc...

Chiêm ngưỡng ‘báu vật’ gần 700 tuổi ở Vườn quốc gia Bến En

Vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) được ví như 'vịnh Hạ Long' trên cạn. Trong quần thể danh thắng này có một cây lim cổ thụ gần 700 tuổi, là 'báu vật' của người dân địa phương. div]:mb-" style="box-sizing: border-box; border: 0px solid #e5e7eb; --tw-border-spacing-x: 0; --tw-border-spacing-y: 0; --tw-translate-x: 0; --tw-translate-y: 0; --tw-rotate: 0; --tw-skew-x:...

Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững Vinamilk

Thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường - xã hội - quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9. Vững vàng trong quá trình “chuyển đổi xanh” “Doanh nghiệp vươn mình trong Kỷ nguyên Xanh” đã được VCCI chọn làm chủ...

Chuỗi sự kiện đặc sắc tại Tuần lễ du lịch TP Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Theo Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, chuỗi hoạt động du lịch - thể thao - âm nhạc đặc sắc trong khuôn khổ Tuần lễ được kỳ vọng góp phần quảng bá hình ảnh, con người và bản sắc độc đáo “cởi mở - trẻ trung - sống động - hướng về tương lai” của...

Mới nhất