Trang chủNewsKinh tế10 năm không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, sản...

10 năm không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, sản xuất phân bón nội thờ ơ đầu tư mới

Việc phân bón không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã khiến doanh nghiệp sản xuất không có động lực để đầu tư đổi mới mạnh mẽ trong 10 năm qua. Điều này ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp về lâu dài trước yêu cầu giảm phát thải, xanh, bền vững.

10 năm không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, sản xuất phân bón nội thờ ơ đầu tư mới

Việc phân bón không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã khiến doanh nghiệp sản xuất không có động lực để đầu tư đổi mới mạnh mẽ trong 10 năm qua. Điều này ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp về lâu dài trước yêu cầu giảm phát thải, xanh, bền vững.

Ngại đầu tư nhà máy do không thuộc diện chịu thuế GTGT

Theo TS. Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, việc ban hành Luật Thuế 71/2014/QH13 (Luật Thuế 71) có mục tiêu nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phân bón trong nước, chủ động nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm dần phân bón nhập khẩu.

Tuy nhiên trên thực tế, Luật Thuế 71 chưa thực sự khuyến khích đầu tư sản xuất phân bón trong nước dù đây là mặt hàng liên quan đến an ninh lương thực.





Nhà máy đạm Hà Bắc mở rộng nâng công suất từ 180.000 tấn/năm lên 500.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 568 triệu USD được khởi công năm 2010 và khánh thành vào năm 2015

Thống kê cho thấy các nhà máy sản xuất phân bón trong nước đang hoạt động đều được xây dựng vào giai đoạn trước năm 2014 – thời điểm phân bón vẫn thuộc diện áp dụng thuế GTGT với mức 5%. Đó là Dự án Đạm Phú Mỹ, Đạm Ninh Bình, nâng công suất Đạm Hà Bắc, DAP số 1, DAP số 2,…với tổng công suất lên tới 3,5 triệu tấn/năm.

Trong khi đó, từ tháng 1/2015 khi Luật 71 có hiệu lực, tổng các dự án mới ngành phân bón được đầu tư chỉ là 370.000 tấn đến từ Nhà máy Phân bón Việt Hàn (350.000 tấn/năm), Nhà máy Phân bón kali – SOP Phú Mỹ (20.000 tấn/năm).

Theo các chuyên gia, thực trạng giảm sút đầu tư mới ở ngành ngành phân bón trong nước có ảnh hưởng không nhỏ từ việc phân bón không phải là mặt hàng chịu thuế GTGT. Nhà đầu tư nhìn thấy rõ việc đầu tư máy móc thiết bị hình thành tài sản cố định và mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư.





 Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan cánh đồng sản xuất lúa giống và lúa thương phẩm chất lượng cao, canh tác theo mô hình giảm phát thải tại Trà Vinh 

Như vậy, doanh nghiệp sản xuất phân bón  tại Việt Nam không có cơ hội giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong khi phải cạnh tranh với phân bón nhập khẩu (không có thuế GTGT đầu vào nên không bị ảnh hưởng khi đầu ra không thuộc diện chịu thuế GTGT). 

Mặc dù thời gian qua, việc đầu tư mới này không gấp gáp nhưng với các yêu cầu phát triển phát triển bền vững, giảm phát thải, trung hoà carbon vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết, nếu tiếp tục không có những đầu tư cơ bản để cải thiện hiện trạng thì phân bón Việt Nam cũng gặp khó trên chính sân nhà.

Đó là bởi các mặt hàng nông sản như gạo, rau quả, hạt điều, cà phê đang đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong quá trình canh tác đều phải sử dụng phân bón. Với thị trường xuất khẩu là EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc ngày càng có yêu cầu cao về xanh, sạch, tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất nông nghiệp, gồm có phân bón, cũng đều phải theo hướng xanh, sạch.





 Ông Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam 

“Ngành nông nghiệp chỉ đứng sau năng lượng về khí phát thải nhà kính và phân bón cũng là ngành gây hiệu kính nhà kính cả ở hai khâu sản xuất và nông nghiệp. Mục tiêu của ngành nông nghiệp trong Đề án “Sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng” là giảm lượng phân bón sử dụng trên một đơn vị canh tác và tăng cường sử dụng các loại phân bón hiệu suất cao (Enhanced Efficiency Fertilizers – EEF). Vì thế, Việt Nam cần phải chủ động sản xuất những loại phân bón EEF, góp phần vào thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP 28”, ông Phùng Hà nhận xét.

Như vậy các doanh nghiệp sản xuất phân bón tại Việt Nam cần có những đầu tư mới để đáp ứng yêu cầu giảm phát thải, xanh hoá hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu suất của nhà máy, giúp sản phẩm phân bón có chứng chỉ xanh, góp phần nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu không thuộc diện chịu thuế GTGT, các chi phí đầu tư trang  thiết bị, công nghệ mới cho sản xuất không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nên sẽ dồn hết vào giá thành sản phẩm, khiến khó cạnh tranh với phân bón nhập khẩu  ngay trước mắt.

“Tình trạng này nếu kéo dài thì phân bón nội khó đáp ứng được các yêu cầu về xanh hoá đang rất cấp thiết hiện nay”, là tâm trạng của không chỉ các doanh nghiệp sản xuất phân bón mà còn của  ngành nông nghiệp.

Nghiên cứu của Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam do USAID phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cũng cho thấy, “khi được áp thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, từ đó giảm áp lực khi đầu tư, sửa chữa máy móc thiết bị, đầu tư công nghệ mới, xanh hóa sản xuất (thông thường thuế giá trị gia tăng đầu vào khoảng 10%”. 





Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Nhìn nhận thực tế này, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng, qua 10 năm thực hiện Luật Thuế 71 đã cho thấy nhiều bất cập, ngành nông nghiệp vừa thiệt đơn vừa thiệt kép, mà chính người nông dân là đối tượng gánh chịu. Để tháo gỡ những bất cập này, cần điều chỉnh đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế.

“Luật Thuế 71 đã gây bất lợi và bất cập cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước”, ông Phùng Hà nhận xét và cho hay, khi phân bón vào diện chịu thuế GTGT, sản xuất phân bón trong nước sẽ được khấu trừ phần thuế GTGT đầu vào, giúp cạnh tranh bình đẳng với phân bón nhập khẩu cũng đã được khấu trừ thuế GTGT ở nước họ vì là hàng xuất khẩu. Điều này tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, góp phần thúc đẩy bền vững của ngành sản xuất phân bón trong nước.

Về phía người nông dân cũng sẽ được hưởng lợi lâu dài bởi doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đang chiếm thị phần chi phối, nếu thuộc diện chịu thuế GTGT sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào khiến giá thành sản xuất giảm và giá bán phân bón sẽ giảm theo.

Áp thuế GTGT 5%: Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân lợi lâu bền

Dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính niêm yết của 9 công ty phân bón (Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ, Đạm Hà Bắc, DAP Hải Phòng, Phân bón Bình Điền, Supe Lâm Thao, Phân lân Văn Điển, Phân lân Ninh Bình, Phân bón miền Nam) với đại diện của các chủng loại phân bón (urea, DAP, lân, NPK) hiện đang chiếm thị phần khoảng 60% 57% tổng sản lượng sản xuất tiêu thụ trong nước, Dự án Tăng cường Năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam đã công bố nhiều con số chi tiết.

Đó là, thuế GTGT đầu vào sản xuất phân ure là 9,3%; NPK là 6,4%; phân DAP là 8,1% và phân lân là 7,7%.





Nhà máy phân bón Cà Mau công suất 800.000 tấn ure/năm, khởi công năm 2008, khánh thành năm 2012. 

Theo bà Trần Thị Hồng Thủy, Chuyên gia của Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam, khi phân bón là đối tượng không chịu thuế GTGT, giá vốn bao gồm cả phần thuế GTGT đầu vào so với doanh thu chiếm 78%. Nhưng nên phân bón là đối tượng chịu thuế GTGT 5% tỷ trọng giá vốn/doanh thu chỉ còn khoảng 71-73% (tùy từng loại phân bón).

Như vậy, nếu áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với mặt hàng phân bón, giá bán thành phẩm của phân ure có dư địa giảm 2,0%; phân DAP có dư địa giảm 1,13%; với phân lân có dư địa giảm 0,87%. Riêng sản xuất phân NPK giá bán thành phẩm có thể tăng 0,09%.

Với những doanh nghiệp nhập khẩu phân bón, giá bán sản phẩm có thể tăng 5%, do không có thuế đầu vào để khấu trừ.





 Hiện trạng ngành phân bón Việt Nam

Tuy nhiên, “tổng nhu cầu trong nước về phân bón vô cơ là khoảng 9,89 triệu tấn trong đó sản xuất nội địa đáp ứng được từ 6,5 – 7  triệu tấn chiếm xấp xỉ 70% nhu cầu nên xét về tổng thể nông dân và ngành trồng trọt vẫn có lợi khi thuế GTGT với phân bón là 5%”, ông Phùng Hà nhận xét.

Về phía Nhà nước, bà Thuỷ cho biết, nếu thuế áp dụng thuế giá trị gia tăng 5%, sẽ tăng thu ngân sách thêm 1.541 tỷ đồng, do thu thuế GTGT đầu ra của phân bón lên tới 6.225 tỷ đồng và khấu trừ thuế GTGT đầu vào là 4.713 tỷ đồng.

Chia sẻ quan điểm của mình, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cũng cho hay, chính sách của các quốc gia đều coi phân bón là mặt hàng cần được ưu tiên bởi liên quan đến an ninh lương thực và cần được phát triển một cách bền vững để tạo nền tảng cho xã hội. Tại Trung  Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan hay Nga phân bón là mặt hàng chịu thuế GTGT. Thậm chí Trung Quốc còn thực hiện biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả cho thị trường trong nước. Cụ thể, từ cuối năm 2023 đến nay, Trung Quốc đã giảm 90% lượng xuất khẩu phân ure và giảm gần 40% lượng xuất khẩu phân lân.





Nếu thuế áp dụng thuế giá trị gia tăng 5%, sẽ tăng thu ngân sách thêm 1.541 tỷ đồng, do thu thuế GTGT đầu ra của phân bón lên tới 6.225 tỷ đồng và khấu trừ thuế GTGT đầu vào là 4.713 tỷ đồng.

Trước thực tế, nông nghiệp hiện là trụ đỡ quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam khi đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, dự kiến năm 2024 xuất khẩu có thể đạt 60 tỷ USD (vượt xa kế hoạch là 55 tỷ USD và so với năm 2022 và 2023 là 54 tỷ USD) nên việc hỗ trợ toàn diện ngành nông nghiệp (trong đó phân bón chiếm 30-60% giá trị đầu vào của vật tư nông nghiệp) là rất cần thiết.

Với chủ trương phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, sinh thái việc có những chính sách thiết thực, tác động tới giá thành sản xuất theo hướng xanh, bền vững là điều Nhà nước cần tạo điều kiện. Vì thế, mặt hàng phân từ nhóm không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT với mức thuế 5% là rất cần thiết và cấp thiết”, ông Nguyễn Trí Ngọc nhấn mạnh.





Nguồn: https://baodautu.vn/10-nam-khong-thuoc-dien-chiu-thue-gia-tri-gia-tang-san-xuat-phan-bon-noi-tho-o-dau-tu-moi-d228506.html

Cùng chủ đề

Hà Nội hạn chế phương tiện gây ô nhiễm: Bắt đầu từ đâu?

Thông tin này được nhiều người dân quan tâm, chú ý, tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng băn khoăn mô hình hạn chế phương tiện gây ô nhiễm sẽ bắt đầu và có lộ trình ra sao, khi số lượng xe máy, ô tô, xe buýt chạy dầu vẫn đang phổ biến?Hà Nội đã vận hành được 2 đoạn tuyến đường sắt trên cao với trải nghiệm khá hài lòng từ người dân. Sự dịch chuyển từ xe cá...

Trồng lúa giảm phát thải lãi tăng 18 triệu/ha, chờ bán tín chỉ carbon

Theo tính toán, trồng lúa giảm phát thải nông dân có thể lãi thêm 18 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống. Ngoài ra, còn chờ thu tiền từ bán tín chỉ carbon. Tại Hội thảo liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án “Phát triển 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” ngày 25/10, Phó Cục...

Gỡ ‘nút thắt’ kiểm toán năng lượng để doanh nghiệp phát triển bền vững

DNVN - Với việc nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của kiểm toán năng lượng (KTNL), nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện KTNL như một biện pháp đối phó với yêu cầu từ Nhà nước, thay vì coi đây là giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, bảo...

Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi phát thải cao, thách thức phát triển bền vững

Thông tin được ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM nêu tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024 do Bộ Công Thương và Hiệp hội Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức tại TP.HCM với chủ đề kiến tạo tương lai xanh, sáng 21/10.Ông Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM là địa phương đóng góp đến 16% GDP, thu hút đầu tư FDI lớn nhất Việt Nam, nhưng đang đối...

Bắt đầu tăng tốc, huy động thêm 20.000 tỷ đồng để trồng lúa giảm phát thải

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp đã cho thu hoạch những vụ thí điểm đầu tiên và chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng tốc. Song, cần huy động thêm khoảng 20.000 tỷ đồng để thực hiện giai đoạn này. Các mô hình thí điểm trong Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL vừa được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh thu Vinasun xuống thấp nhất 2 năm

Vinasun ghi nhận doanh thu thuần quý III/2024 hơn 246 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ và là mức thấp nhất kể từ quý II/2022 đến nay. Vinasun ghi nhận doanh thu thuần quý III/2024 hơn 246 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ và là mức thấp nhất kể từ quý II/2022 đến nay. Báo cáo tài chính quý III/2024 của...

SaigonTel đề xuất đầu tư trung tâm dữ liệu tại Củ Chi, TP.HCM

Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) đề xuất đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm Dữ liệu tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM. Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) đề xuất đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm Dữ liệu tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM. ...

Nguồn cung hạn chế, hàng trăm dự án vướng mắc làm tăng giá sản phẩm

Báo cáo giám sát của Quốc hội cho thấy, giá bất động sản tăng vọt so với mức tăng thu nhập người dân. Lượng dự án gặp vướng mắc lớn gây lãng phí nguồn lực và đất đai, gây khó cho chủ đầu tư, làm tăng giá sản phẩm. Giám sát chuyên đề bất động sản: Nguồn cung hạn chế, hàng trăm dự án vướng mắc làm tăng giá sản phẩmBáo cáo giám sát của Quốc hội cho thấy, giá...

Mức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chưa hấp dẫn

Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình), Dự thảo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám áp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 15% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và 17% đối với doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự hấp dẫn. Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ...

Một công ty quản lý quỹ bất ngờ mua hơn 18% vốn Bánh kẹo Hải Hà

Thông qua giao dịch thỏa thuận với giá trị khoảng 300 tỷ, VietinBank Capital đã trở thành cổ đông lớn tại CTCP Bánh kẹo Hải Hà (sàn HNX, mã CK: HHC). Một công ty quản lý quỹ bất ngờ mua hơn 18% vốn Bánh kẹo Hải HàThông qua giao dịch thỏa thuận với giá trị khoảng 300 tỷ, VietinBank Capital đã trở thành cổ đông lớn tại CTCP Bánh kẹo Hải Hà (sàn HNX, mã CK: HHC). ...

Bài đọc nhiều

Khai thác trở lại 4 Cảng hàng không, sân bay miền Trung từ chiều 27/10

Cụ thể, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng khai thác trở lại từ 16h ngày 27/10; Cảng HKQT Phú Bài khai thác trở lại từ 16h00 ngày 27/10;  Cảng hàng không Chu Lai khai thác trở lại từ 13h00 ngày 27/10; Cảng hàng không Đồng Hới khai thác trở lại từ 17h00 ngày 27/10.Trước đó, ngày 26/10, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản gửi Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Cảng Hàng...

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, hàng trăm tấn gạo vừa bị tạm giữ tại Thụy Điển sau cuộc điều tra diện rộng về nghi ngờ gian lận chất lượng. Theo Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, Cơ quan An toàn Thực phẩm Thụy Điển đã phối hợp cùng cảnh sát, Cơ quan Môi trường Lao động, Hải quan và nhiều thành phố thực hiện chiến dịch này nhằm kiểm tra...

Giảm mạnh trong tuần qua, miền Trung thấp nhất 58.000 đồng/kg

Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 27/10 dao động trong khoảng 58.000 - 63.000 đồng/kg. Tuần qua, giá heo hơi tiếp đà giảm tại cả ba miền 1.000 - 3.000 đồng/kg. Giá heo hơi miền Bắc hôm nay Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg tại tất cả các địa phương trong tuần qua. Hiện tại, khu vực này đang...

Thoát ‘bẫy’ tín dụng đen nhờ ‘Khéo khôn với tiền – Tránh những ưu phiền’

Ngọc Thắng, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã may mắn tránh được “bẫy” tín dụng đen vì đã đọc được câu chuyện “Nỗi buồn đám cưới quê” trong cuốn sách “Khéo khôn với tiền – Tránh những ưu phiền”. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm kể từ khi ra mắt, cuốn truyện tranh gia đình “Khéo khôn với tiền – Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen – Vụ trưởng...

Việt Nam sẵn sàng chào đón các tập đoàn của UAE vì sự thịnh vượng chung

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, phù hợp với quy định của pháp luật để các nhà đầu tư Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nói chung đầu tư kinh doanh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, sâu sắc vì sự thịnh vượng của hai quốc gia, khu vực và thế giới. Chiều 27/10, (giờ...

Cùng chuyên mục

Hà Nội tăng cường kết nối chuỗi sản xuất và tiêu dùng sản phẩm làng nghề và OCOP

(ĐCSVN) – Ngày 28/10, tại Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai mạc “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất – tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”. Sự kiện là hoạt động thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu...

20 doanh nghiệp Hà Nội tham dự Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khu gian hàng Hà Nội tại Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2024 thu hút 20 doanh nghiệp tham dự. Đây là cầu nối hiệu quả cho doanh nghiệp. Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 31/01/2024 của UBND TP. Hà Nội về khuyến công TP. Hà Nội năm 2024; Thông báo số 76/TBKC1-TV ngày 27/6/2024 của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp Hà Nội về...

Nguồn cung hạn chế, hàng trăm dự án vướng mắc làm tăng giá sản phẩm

Báo cáo giám sát của Quốc hội cho thấy, giá bất động sản tăng vọt so với mức tăng thu nhập người dân. Lượng dự án gặp vướng mắc lớn gây lãng phí nguồn lực và đất đai, gây khó cho chủ đầu tư, làm tăng giá sản phẩm. Giám sát chuyên đề bất động sản: Nguồn cung hạn chế, hàng trăm dự án vướng mắc làm tăng giá sản phẩmBáo cáo giám sát của Quốc hội cho thấy, giá...

Mức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chưa hấp dẫn

Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình), Dự thảo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám áp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 15% đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và 17% đối với doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự hấp dẫn. Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ...

Kết thúc quý III, GELEX vượt hơn 18% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2024

Lũy kế 9 tháng, GELEX ghi nhận 23.617 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.270 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt đạt 73,1% và 118,2% kế hoạch năm 2024. Vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm 2024 Công ty Cổ phần Tập đoàn GELEX (mã cổ phiếu GEX - sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với kết quả kinh doanh tích cực, bất chấp những khó khăn chung của thị trường. Theo đó,...

Mới nhất

Đoàn Thanh niên VietinBank tổ chức thành công Chương trình hiến máu tình nguyện năm 2024

Chương trình hiến máu tình nguyện “Trao giọt máu hồng - Sẻ chia sự sống” được Đoàn Thanh niên VietinBank tổ chức để khơi dậy tinh thần xung kích tình nguyện của các cán bộ, đảng viên, đoàn...

Chủ động “gỡ vướng” trong đấu thầu, mua sắm

Tiên phong trong xây dựng đơn vị chuyên môn riêng về đấu thầu từ năm 2018, cơ sở y tế tiếp nhận số lượng bệnh nhân đông nhất phía nam là Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ...

Năm 2025 và những triển vọng của cổ phiếu Dầu khí

Cuộc đua gay cấn giữa cung và cầu Trong báo cáo triển vọng ngành dầu khí 2024 – 2025, Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho biết, tổng nhu cầu dầu thế giới được dự báo sẽ đạt mức 102,8 triệu thùng/ngày trong năm 2024, giảm 0,4 triệu thùng/ngày so với dự báo đầu năm. Nguyên nhân chính của sự...

Tin tức doanh nghiệp-Fiza x Zalo AI kết hợp cùng VIB tạo ảnh cá nhân trên thẻ tín dụng

Chỉ sau 2 ngày ra mắt, đã có hơn 4000 thẻ tín dụng của Ngân hàng Quốc tế (VIB) sử dụng tính năng “cá nhân hóa thiết kế thẻ theo nhu cầu”. Đây là tính năng do VIB triển khai với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) từ Fiza x...

Hà Nội tăng cường kết nối chuỗi sản xuất và tiêu dùng sản phẩm làng nghề và OCOP

(ĐCSVN) – Ngày 28/10, tại Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai mạc “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất – tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền...

Mới nhất