Trang chủNewsDu lịchĐào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng chuẩn quốc tế


Đến nay, cả nước có khoảng 195 cơ sở đào tạo du lịch, gồm: 65 trường đại học có các khoa du lịch; 55 trường cao đẳng; 71 trường trung cấp; 4 trung tâm đào tạo nghề. Ngoài ra, còn có 2 cơ sở đào tạo trực thuộc doanh nghiệp. Song, những cơ sở đào tạo này vẫn không cung cấp đủ lao động theo nhu cầu thị trường du lịch.

Theo thống kê của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, mỗi năm ngành du lịch cần tới 40.000 lao động, nhưng thực tế, nguồn cung chỉ bảo đảm được khoảng 20.000 nhân lực.

Trong số này, lao động có trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 9,7%; sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chiếm hơn 50%; dưới sơ cấp chiếm 39,3%, và chỉ có 43% tổng số lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.

Điều này cho thấy, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng.

Thời gian qua, “đào tạo lại” là cụm từ được nhiều doanh nghiệp du lịch nhắc tới khi bàn về vấn đề tuyển dụng nhân sự, bởi nguồn nhân lực mà các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp, dẫn tới các đơn vị sử dụng nhân lực buộc phải mất thời gian “cầm tay chỉ việc” giúp người lao động thích ứng yêu cầu nghiệp vụ.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho thấy, chất lượng, năng suất lao động trong ngành du lịch Việt Nam còn thấp. Đơn cử, năng suất lao động tại khách sạn ở Việt Nam chỉ bằng 1/15 so với Singapore, 1/10 so với Nhật Bản và một phần năm so với Malaysia…

Theo các chuyên gia, thực trạng này rất dễ dẫn đến hệ quả lao động du lịch Việt Nam bị cạnh tranh ngay trên sân nhà.

Chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay” vừa diễn ra tại Hà Nội, GS, TS Đào Mạnh Hùng – Chủ tịch Liên chi hội đào tạo du lịch Việt Nam nhận định: Trong bối cảnh thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA-TP) cho phép dịch chuyển lao động du lịch có tay nghề thuộc khối ASEAN, người làm du lịch nước ngoài có thể tràn vào Việt Nam khiến lao động du lịch Việt Nam có nguy cơ mất việc ngay trên sân nhà nếu không nâng cao năng lực chuyên môn và thái độ làm việc.

Trên thực tế, hiện nay, lao động du lịch từ một số nước như Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore… đã đến Việt Nam làm việc tương đối nhiều. Hầu như các khách sạn 4-5 sao đều có lao động nước ngoài.

Sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch sau đại dịch với sự “nhập cuộc” trở lại đầy tích cực của các doanh nghiệp lữ hành, và sự xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở lưu trú du lịch cao cấp càng cho thấy thị trường du lịch Việt Nam đang rất “khát” nhân lực (tính đến hết năm 2023, cả nước có 3.921 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tăng 1.027 doanh nghiệp so với năm 2022; có 38.000 cơ sở lưu trú du lịch với 780.000 buồng, trong đó có 247 cơ sở lưu trú hạng 5 sao, 368 cơ sở lưu trú hạng 4 sao).

Để bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của du lịch, đòi hỏi phải có giải pháp đào tạo đủ nguồn nhân lực du lịch, nhất là nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Trong tuyển dụng nhân lực du lịch, “đầu vào” của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào “đầu ra” của các cơ sở đào tạo, tức muốn có nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế, yêu cầu tiên quyết là cần có đội ngũ lao động được đào tạo bài bản đạt các cấp bậc trình độ chuẩn quốc tế, đủ khả năng làm việc ở cả môi trường doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, đến nay, các cơ sở đào tạo du lịch ở Việt Nam vẫn đang giảng dạy theo kiểu mạnh ai nấy làm. PGS, TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Nghiên cứu phát triển du lịch cho biết, hệ thống quản lý các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ta đang bị phân hóa, chồng chéo và có sự khác biệt về quy định chương trình khung, chuẩn đầu ra.

Khối cơ sở đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp về chuyên môn, còn khối cơ sở đào tạo nghề do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý. Các quy chế về tuyển sinh, đào tạo, kiểm định, tiêu chuẩn giáo viên, quản lý học sinh, sinh viên… ở hai bộ đều được làm riêng.

Giữa hai khối có sự khác biệt về phương thức đào tạo (một bên đào tạo theo tín chỉ, một bên đào tạo theo môn học hoặc mô-đun), dẫn đến không đồng nhất về năng lực tốt nghiệp của người học từ hai hệ thống.

Ngoài ra, sự hạn chế về năng lực đào tạo do thiếu cả về số lượng và chất lượng giảng viên (trình độ nghiệp vụ đạt chuẩn khu vực và quốc tế, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng sư phạm…) cũng khiến kết quả đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ở cả trình độ đại học và nghề.

Nhân lực được tuyển dụng phần lớn thiếu cả kiến thức, kỹ năng (bao gồm kỹ năng cứng về nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ…, kỹ năng mềm về cách giao tiếp, ứng xử…) và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Để thay đổi cục diện này, PGS, TS Phạm Trung Lương cho rằng phải đổi mới tư duy trong đào tạo. Hoạt động đào tạo nhân lực phải được vận hành dựa trên nhu cầu xã hội theo nguyên tắc cung-cầu, kết hợp có hiệu quả nguồn lực nhà nước và xã hội, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo tư duy quản trị doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia cũng đề cập cần chuẩn hóa ngay chương trình đào tạo. Theo GS, TS Đào Mạnh Hùng, cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng thống nhất và đưa ra chương trình chung cho các cơ sở đào tạo với tiêu chí bám sát tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tăng cường tỷ lệ thực hành, ngoại ngữ và tin học, thí điểm đào tạo một số ngành nghề bằng tiếng Anh.

Chương trình đào tạo phải được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, mang tính liên thông giữa các bậc đào tạo cũng như liên thông giữa các cơ sở đào tạo trong nước với khu vực và quốc tế.

Tiến sĩ Đoàn Mạnh Cương (Văn phòng Quốc hội) cho biết, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ (Dự án EU) đã sửa đổi Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) theo hướng phát triển phù hợp với các quy định của Việt Nam, đồng thời được chuẩn hóa, tương thích với các tiêu chuẩn nghề quốc tế, tiêu chuẩn ASEAN.

Vì thế, các cơ sở đào tạo du lịch cần triển khai áp dụng Bộ tiêu chuẩn VTOS trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề du lịch tại Việt Nam một cách thống nhất. Tiến sĩ Đoàn Mạnh Cương nhấn mạnh, cần thỏa thuận để thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều hoạt động phong phú trong Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi năm 2024

Theo đó, Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 22/4-5/5, gồm chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, điểm nhấn tiêu biểu là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức tại đảo Lý Sơn, nơi được ví là bảo tàng sống động, lưu giữ những tài liệu, tư...

Trang quảng bá du lịch quốc gia vietnam.travel lọt top đầu khu vực

Mới đây, công bố về bảng xếp hạng các trang giới thiệu du lịch quốc gia trong tháng 3/2024 của Similarweb cho biết, website https://vietnam.travel xếp hạng 132.676 trên thế giới. Thứ hạng này vượt qua vị trí của website tuyên truyền du lịch Thái Lan (hạng 136.108) và bỏ xa nhiều trang web của quốc gia khác như: Philippines (hạng 808.295), Malaysia (hạng 881.886). Cụ thể, về tỷ lệ truy cập từ thị trường quốc tế,...

Công tác đào tạo nhân lực du lịch chuẩn quốc tế càng trở nên cấp bách

Hội thảo khoa học quốc tế "Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay" vừa được Liên chi hội đào tạo du lịch Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024.

Các địa phương giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch và điểm đến hấp dẫn tại VITM Hà Nội 2024

Ngày 11/4, nhiều hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch của các địa phương đã được tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam-VITM Hà Nội 2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới lăng kính truyền thông Ukraine

Chiến thắng Điện Biên Phủ là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, không chỉ giúp Việt Nam thoát khỏi sự áp bức của thực dân Pháp mà còn mở ra con đường giành độc lập cho khu vực Đông Dương và các nước thuộc địa ở châu Phi. Tình hình ở Việt Nam thời bấy giờ được báo chí các nước trên thế giới theo dõi sát sao, trong đó có báo chí Ukraine. Bìa cuốn sách...

Ngày 17/4/1954: Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6,1)

Sau khi nghiên cứu tình hình địch và quá trình huấn luyện, chuẩn bị của lực lượng ta, Tổng Quân ủy đã sử dụng Trung đoàn 88 thay Trung đoàn 165 tiêu diệt vị trí 105, tạo điều kiện để khống chế không phận địch và thắt chặt thêm vòng vây sân bay Mường Thanh. Khi sử dụng Trung đoàn 88 đánh tiêu diệt vị trí 105 thay Trung đoàn 165, Tổng Quân ủy đã có thư gửi các đồng...

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia kích cầu thu hút khách du lịch 2024 “Quảng Nam-Miền xanh Di sản”

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan và hơn 100 doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đồng hành tham gia chương trình kích cầu thu hút khách du lịch 2024 với chủ đề “Quảng Nam-Miền xanh Di sản”. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam Nguyễn Thanh Hồng cho biết, Quảng Nam tổ chức chương trình kích...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Không gì là không thể

Thực dân Pháp thất thủ tại Điện Biên Phủ. Nhân dân Việt Nam có thêm một chiến thắng vĩ đại trong những trang sử giữ nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thất bại này. Một trong số đó là sự chủ quan của Thực dân Pháp khi xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, coi đây là một “pháo đài không thể công phá” và tin chắc “sẽ gây cho Việt Minh một thất bại nghiêm trọng”. Nhandan.vn

Bài đọc nhiều

Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tháng thứ tư liên tiếp

Bốn tháng liên tiếp Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 10 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm. Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Cùng chuyên mục

Liên kết du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long

TO Hồ Chí Minh đề xuất 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL cùng tập trung phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa đặc trưng bản địa.Sản phẩm du lịch đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long được gắn OCOP 4 saoĐiểm đến tiêu biểu ở Đồng bằng sông Cửu Long: Động lực phát triển du lịch Lời giải nào cho bài toán...

Bò nướng thơm nức và món “tung lò mò” lạ miệng khiến ai ghé ăn cũng nhớ mãi

Nằm ngay trước thánh đường Hồi giáo Al Rahim trên con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP.HCM, tiệm cơm tấm nhỏ mang tên "Cơm tấm bò nướng Halal" là một địa điểm ăn uống với các món theo khẩu vị của người đạo Hồi. Tiệm cơm bán đủ các món từ cà ri gà, thịt gà kho...

Chìa khóa định vị thương hiệu

Nhu cầu trải nghiệm du lịch xanh của du khách ngày càng tăng caoTrong thời đại hiện nay, nhận thức về bảo vệ môi trường ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đối với các điểm du lịch nổi tiếng. Theo ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam cho biết, ở Hội An, Quảng...

Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI: Đậm đà hương vị Phương Nam

Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ được xem là nơi tinh hoa hội tụ về ẩm thực, từng bước tạo cho bánh dân gian một diện mạo và chỗ đứng, hình thành thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực.Đương kim Miss Intercontinental là đại sứ Lễ hội Bánh dân gian Nam BộĐậm đà hương vị phương Nam trong Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ 2021Ngọt ngào hương vị phương Nam tại lễ...

Mới nhất

Cao tốc Bắc – Nam vẫn chờ mặt bằng

Dù Quảng Ngãi đã giải phóng 95% mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, nhưng số phần trăm còn lại nằm ở vị trí trọng yếu khiến nhà thầu lo ngại không đạt tiến độ đề ra. ...

Để giữ thị phần hot của sầu riêng Việt, Thái Lan ban hành tiêu chuẩn gì

Cập nhật mới nhất giá sầu riêng hôm nay 17/4 Giá sầu riêng hôm nay 17/4/2024 đi ngang, đứng ở mức thấp. Sầu riêng Ri6...

Helio Energy đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc sau gần 6 tháng niêm yết

Helio Energy đổi Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc sau gần 6 tháng niêm yếtMới niêm yết cuối tháng 10/2023, Công ty cổ phần Helio Energy (mã HIO - sàn UPCoM) đã thay đổi hai vị trí lãnh đạo cấp cao vào ngày 15/4/2024. ...

Đảm bảo Lễ giỗ Tổ Hùng Vương trang nghiêm, an toàn

Dự kiến trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hoá – Du lịch Đất Tổ năm nay sẽ có hàng triệu lượt đồng bào và du khách hành hương về Đất Tổ. Chính vì vậy, lực lượng chức năng đã triển khai phương án tăng cường đảm bảo an ninh trật tự...

Lí do màn trình diễn ở Coachella của Blackpink thu hút trở lại

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trước đó, nhóm nhạc LE SSERAFIM đã biểu diễn tại Coachella. Buổi biểu diễn được phát trực tiếp trên YouTube và thu hút được sự chú ý đáng kể trên toàn cầu.Sau màn trình diễn, họ đối mặt với những lời chỉ trích vì thiếu kỹ năng thanh nhạc. Màn trình diễn...

Mới nhất