Trang chủPolitical ActivitiesCác báo cáo của Liên hợp quốc đưa ra những nhận định...

Các báo cáo của Liên hợp quốc đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam

(ĐCSVN) – Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, các báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc và các bên liên quan về Việt Nam có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.
 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt rõ nêu tại họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, chiều ngày 15/4. Cũng tại họp báo, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên liên quan đến báo cáo UPR chu kỳ IV.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt chủ trì họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

UPR là một trong những cơ chế quan trọng nhất của Hội đồng Nhân quyền, với nhiệm vụ rà soát tình hình nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, qua đó thúc đẩy các nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết về quyền con người trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch.

Về yêu cầu bình luận các báo cáo của các cơ quan Liên hợp quốc và các bên liên quan về Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, liên quan đến báo cáo của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phát biểu hôm 11/4.

Thứ trưởng nêu rõ, một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Và một trong những nguyên tắc cũng mang tính nền tảng của quan hệ Việt giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đó là tôn trọng thể chế chính trị của nhau. “Tôi kiên quyết bác bỏ những ý kiến, những đề xuất, kiến nghị vi phạm quy tắc này”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nêu rõ rằng, không đồng tình với rất nhiều ý kiến nội dung khác trong báo cáo đó. Bởi theo ông, các báo cáo có rất nhiều nội dung được xây dựng trên những thông tin chưa được kiểm chứng, đưa ra những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam tổ chức rất nhiều hội thảo tham vấn để lấy ý kiến nhưng các tổ chức đã không tham gia vào tiến trình đó, thậm chí không có mặt ở Việt Nam nhưng họ gửi rất nhiều thông tin đánh giá sai lệch về tình hình của Việt Nam.

“Đối với báo cáo quốc gia của Việt Nam, chúng tôi đã có một tiến trình tham vấn rất rộng rãi với tất cả các bên liên quan để củng cố và xây dựng báo cáo của Việt Nam”, Thứ trưởng nói.

Ở chiều ngược lại thì tất cả báo cáo khác của các cơ quan Liên hợp quốc đều không được tiến hành công khai, minh bạch, không được tham vấn đầy đủ như cách của Việt Nam tiến hành đối với báo cáo quốc gia của mình. Thứ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam hoàn toàn là không được tham gia tham vấn gì về nội dung các báo cáo đó.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt trả lời phóng viên tại họp báo. 

“Trong khi chúng tôi rất minh bạch, công khai, bảo đảm tính bao trùm với sự tham gia của tất cả các bên liên quan thì các báo cáo khác không được tiến hành theo cách như vậy”, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định.

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao nhấn mạnh những nguyên tắc khi làm UPR là “đối thoại, bình đẳng, khách quan và minh bạch”, đồng thời, mong muốn các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao các nước sẽ cân nhắc thận trọng khi sử dụng thông tin trong các báo cáo và sử dụng nguồn thông tin đã được kiểm chứng.

“Chính các đại sứ – những người trực tiếp hiện diện tại Việt Nam, được chứng kiến đổi thay, tiến triển, tiến bộ của Việt Nam từng ngày, từng giờ sẽ mang đến những thông tin đầy đủ, khách quan nhất cho các Chính phủ trong quá trình trao đổi, khuyến nghị đối với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền thời gian tới”, Thứ trưởng nói.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, quá trình thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III mà Việt Nam đã chấp thuận và xây dựng Báo cáo UPR chu kỳ IV gồm 4 thuận lợi.

Thứ nhất, chủ trương và chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định đặt con người vào vị trí trung tâm của các chính sách phát triển; coi con người là vốn quý nhất, chăm lo cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất, tạo cơ sở vững chắc hơn nữa để bảo đảm quyền con người. Bên cạnh đó, khuôn khổ luật pháp ngày càng hoàn thiện đã tạo nền tảng quan trọng để bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của nhân dân.

Thứ hai, đất nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc và phát triển kinh tế xã hội, đời sống của người dân không ngừng được ưu tiên, thế và lực đất nước được nâng cao.

Thứ ba, việc nghiêm túc và tích cực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người, trong đó có thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên và các Mục tiêu phát triển bền vững, cũng là sự bổ sung, tương hỗ cho quá trình thực hiện các khuyến nghị UPR.

Và cuối cùng, trong suốt tiến trình UPR, Việt Nam có được sự hợp tác, đồng hành, ủng hộ và hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, Liên hợp quốc. Nhân dịp này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đối tác và hy vọng sự hợp tác, sẻ chia tích cực, xây dựng này tiếp tục được phát huy, bền chặt hơn trong thời gian tới.

Thứ trưởng cho biết, bên cạnh những thuận lợi kể trên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định trong quá trình triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III.

Khó khăn lớn nhất phải kể đến đại dịch COVID-19, tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội trên phạm vi toàn cầu và khu vực, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn về nguồn lực cho phát triển, trong khi vẫn phải ứng phó với biến đổi khí hậu, các hình thái thời tiết cực đoan cùng nhiều vấn đề toàn cầu khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân.

Bên cạnh đó, có lúc, có nơi, nhận thức của người dân và cán bộ các cấp về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người có thể còn chưa được quan tâm đúng mức.

Những con số khẳng định nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam

Về sự tham gia của các bên liên quan trong tiến trình UPR tại Việt Nam, Thứ trưởng cho biết, trong chu kỳ vừa qua cũng như các chu kỳ trước đây, sự tham gia đầy đủ và tham vấn rộng rãi của các bên liên quan là yếu tố quan trọng và luôn được tạo điều kiện.

Cùng với sự cởi mở, minh bạch của các cơ quan đầu mối thực hiện các khuyến nghị, các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể nhân dân đã thể hiện vai trò tích cực, chủ động trong tiến trình này.

Bộ Ngoại giao đã tổ chức một số Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và tham vấn về nội dung Báo cáo một cách toàn diện, minh bạch với sự tham gia đóng góp ý kiến của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác phát triển và người dân; đồng thời mở kênh tiếp nhận ý kiến đóng góp qua thư, email và tiếp thu nhiều ý kiến xây dựng. Bên cạnh đó, một số Bộ, ngành cũng đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo có nội dung liên quan đến các khuyến nghị UPR trong phạm vi phụ trách.

Các đoàn thể chính trị – xã hội, các tổ chức nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động chia sẻ thông tin để thúc đẩy sự tham gia xây dựng vào tiến trình này, bao gồm việc đóng góp cho báo cáo quốc gia cũng như gửi báo cáo của các bên liên quan.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, UPR và việc xây dựng báo cáo quốc gia cũng như việc thực hiện các kiến nghị UPR đó là nghĩa vụ của tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Việc triển khai xây dựng báo cáo là cũng đúng vào thời điểm tham gia và là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, đã cho thấy Việt Nam càng cảm thấy có nghĩa vụ và trách nhiệm cao hơn đối với báo cáo.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, quá trình xây dựng báo của Việt Nam cũng gắn liền với quá trình tham gia Hội đồng Nhân quyền hiện nay, cũng như phương châm đã đề ra ngay trong quá trình vận động đó là bảo đảm sự tôn trọng, hiểu biết có đối thoại hợp tác, bảo đảm các quyền con người cho tất cả mọi người.

Trong quá trình chuẩn bị báo cáo này phù hợp với ưu tiên, cam kết của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền về các nội dung như quyền con người trong thúc đẩy trong biến đổi khí hậu, quyền của người khuyết tật, quyền sức khoẻ, y tế, chống phân biệt đối xử…

Về những đóng góp trong tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thứ trưởng cho biết, Việt Nam cũng thúc đẩy một số sáng kiến tại Hội đồng Nhân quyền như đầu năm 2023, Việt Nam đã thúc đẩy thành công để Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết về kỷ niệm 75 năm ngày Tuyên ngôn nhân quyền thế giới và 30 năm Tuyên bố và chương trình hành động Vienna về quyền con người. Những Nghị quyết này đã thông qua và đồng thuận với sự tham gia bảo trợ của hơn 120 quốc gia thành viên.

“Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để tăng cường sự tham gia đóng góp của mình tại Hội đồng Nhân quyền trong thời gian tới đây”, Thứ trưởng khẳng định.

Về những điều chỉnh trong chính sách của Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, hiện Việt Nam vẫn luôn trăn trở và nỗ lực để cải thiện những lỗ hổng trong việc bảo đảm quyền con người.

Thứ trưởng dẫn chứng Hiến pháp năm 2014 đã dành riêng 1 chương cho vấn đề nhân quyền. Và với Hiến pháp, Việt Nam đã có một nền tảng quy tắc tương đối rộng về việc bảo vệ thúc đẩy nhân quyền. Dựa vào đó, Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung hơn 100 luật và văn bản pháp lý khác. Đây là một quá trình liên tục. Như đã đề cập trong báo cáo, tính từ năm 2019 đến năm 2023, Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung hơn 40 luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết, Việt Nam đã đang tận dụng những cơ chế gồm cả đa phương, song phương, khu vực và quốc tế để cải thiện những lỗ hổng còn tồn tại. Hiện Việt Nam có các cơ chế đối thoại nhân quyền song phương với Liên minh châu Âu, Mỹ, Australia, Nga, Trung Quốc, đồng thời là thành viên liên chính phủ ASEAN về nhân quyền, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt, việc tổ chức họp báo ngày hôm nay cũng là cơ hội để Việt Nam học hỏi thêm về thực tiễn kinh nghiệm trên toàn cầu để hoàn thiện hệ thống chính sách về nhân quyền ở Việt Nam./.

PV – Cổng TTĐT Đảng cộng sản Việt Nam

Nguồn 

 

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại

(ĐCSVN) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024 về Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.   Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX. Chương trình hành...

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai chủ trì giao ban công tác quý 1 năm 2024

(ĐCSVN) - Ngày 11/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã chủ trì giao ban với các ban đảng, 4 văn phòng, các đảng ủy, cơ quan, đoàn thể ở Trung ương (gồm 25 đầu mối). Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu...

Chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại Khu thí điểm thương mại tự do Thượng Hải

(ĐCSVN) - Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc, sáng 11/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Khu thí điểm thương mại tự do Thượng Hải (SHFTZ) và tọa đàm với lãnh đạo Nhân Đại thành phố, chính quyền thành phố Thượng Hải và lãnh đạo SHFTZ.   Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tọa đàm...

Nhiều chuyển biến về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Sau 03 năm thực hiện Quyết định số 27-QĐ/TW ngày 10/8/2021 của Ban Bí thư, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan đảng được đẩy mạnh…    Đồng chí Bùi Văn Thạch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Sáng 10/4, tại Đà Nẵng, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết việc thực hiện Chương trình ứng dụng công nghệ thông...

Thủ tướng Chính phủ tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican

(ĐCSVN) - Chiều ngày 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher nhân dịp có chuyến thăm Việt Nam.   Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh thăm Việt Nam.  Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh thăm Việt...

Bài đọc nhiều

Thông cáo báo chí Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu – Lễ Giỗ Tổ và Vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu...

THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY QUỐC TỔ VIỆT NAM TOÀN CẦU – LỄ GIỖ TỔ VÀ VINH DANH CON CHÁU VUA HÙNG TOÀN CẦU 2024 Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến các Quý cơ quan báo chí, truyền thông, đồng bào, kiều bào và bạn bè quốc tế đã luôn nỗ lực bảo tồn các Di sản văn hoá của nhân loại, đặc biệt là Di sản Tín ngưỡng thờ...
01:23:45

Huế – Điểm dừng chân không thể bỏ qua

Đúng vậy, Huế là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi du lịch tại Việt Nam. Thành phố này có những đặc điểm độc đáo và thu hút du khách bằng lịch sử, văn hóa và cảnh quan tuyệt đẹp. Di sản văn hóa thế giới: Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với Đại Nội - thành của cung đình nguyên thủy của triều đại Nguyễn, lăng tẩm các vua Nguyễn...

Miền sơn cước Hà Giang đẹp đến nao lòng trong mắt phượt thủ TPHCM

Từ năm 2020, anh Nguyễn Lê Duy An (47 tuổi, sống tại TP.HCM) mỗi năm một lần phượt xe máy đến Hà Giang. Laodong.vn Nguồn

Việt Nam trong cuộc đua phủ hạ tầng xe điện

Dù “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều nước trên thế giới trong cuộc đua về xe điện, nhưng Việt Nam đang vươn lên là một trong những nước sở hữu hạ tầng trạm sạc có mật độ lớn hàng đầu thế giới. Đông Nam Á và Việt Nam trong cuộc đua phủ hạ tầng xe điện Trao đổi với Lao Động, đại diện VinFast cho biết, tính đến nay, trạm sạc công cộng của VinFast đã có mặt tại 63/63...

Việt Nam ghi dấu đậm nét tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Đoàn Việt Nam đã tích cực phát biểu tại nhiều phiên họp, thảo luận về đảm bảo các quyền cụ thể như quyền môi trường trong lành, bền vững; quyền lương thực; quyền của người khuyết tật; quyền trẻ em... Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, khóa họp thường kỳ lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 5/4 đã kết thúc, hoàn thành chương trình đề ra từ đầu Khóa họp, với 32 nghị quyết...

Cùng chuyên mục

‘Mạng 4G vẫn là chủ đạo trong 5 năm tới’

Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, ngoài 5G, nhà mạng cần đầu tư cho 4G vì đây vẫn là hạ tầng được dùng nhiều thời gian tới. Tại hội nghị giao quý I/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói chuyện nâng cao chất lượng mạng lưới di động luôn là vấn đề nóng. Khi người dùng sử dụng nhiều hơn, chất lượng mạng có thể đi xuống, nên...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu

THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP MÀ ĐỈNH CAO LÀ CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ LÀ CHIẾN THẮNG CỦA LÒNG YÊU NƯỚC NỒNG NÀN, Ý CHÍ BẤT KHUẤT, KIÊN CƯỜNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM ĐƯỢC HUN ĐÚC QUA HÀNG NGHÌN NĂM LỊCH SỬ; LÀ CHIẾN THẮNG CỦA ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG TA, ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI; CỦA ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TRƯỜNG KỲ,...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết định gây sửng sốt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Với các quyết định ở tầm chiến lược trên chiến trường, quyết định đúng sẽ giúp giành chiến thắng với ít hy sinh; quyết định sai sẽ trở thành thảm họa. Quyết định của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ càng minh chứng cho điều này. "Nếu đánh theo kế hoạch cũ thì sẽ thất bại" Sáng 26.1.1954, tại Sở chỉ huy chiến dịch giữa rừng Mường Phăng, các sĩ quan giúp việc...

Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ

TPO - Trong Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đoàn quân xe đạp thồ đã tiến hành một chiến dịch hậu cần phi thường cho tiền tuyến. Cho đến sau này, những chiếc xe đạp thồ đó đã được nhiều chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới và cả tướng lĩnh của đội quân viễn chinh Pháp khâm phục. Tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên...

Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường thực hiện Chỉ thị 20 về Tiết kiệm điện

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc đánh giá cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024 và cập nhật kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2024, hệ thống điện quốc gia về cơ bản đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân trong hầu hết thời gian trong năm. Tuy nhiên trong thời...

Mới nhất

Thị trường tiếp tục khó khăn, giao dịch bất động sản giảm trong quý I/2024

Cần Thơ: Thị trường tiếp tục khó khăn, giao dịch bất động sản giảm trong quý I/2024Tổng lượng giao dịch bất động sản trên địa bàn TP. Cần Thơ trong quý I/2024 đạt 1.301 giao dịch, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Báo cáo...

Aeon, Walmart, Lulu… xây dựng chiến lược mở rộng thị trường sang Việt Nam

Aeon, Walmart, Lulu... xây dựng chiến lược mở rộng thị trường sang Việt NamCác tập đoàn lớn như Aeon, Walmart, Central Retail, Lulu… đều đang có kế hoạch mở rộng thị trường sang Việt Nam trong năm 2024. Tham gia sâu rộng vào chuỗi cung...

Đoàn quân xe đạp thồ và chiến dịch hậu cần phi thường cho chiến trường Điện Biên Phủ

TPO - Trong Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đoàn quân xe đạp thồ đã tiến hành một chiến dịch hậu cần phi thường cho tiền tuyến. Cho đến sau này, những chiếc xe đạp thồ đó đã được nhiều chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới và cả tướng lĩnh...

Sụt lún, sạt lở gây thiệt hại nặng nề chưa từng có

Sụt lún vùng đất ngọt hóa tỉnh Cà Mau, gây thiệt hại hơn 20 tỷ đồngTheo tìm hiểu của phóng viên, mùa khô năm 2024, trong...

5 bài tập thể dục cho dân văn phòng hay bị đau vai gáy cổ

Có những bài tài tập thể dục chữa đau mỏi vai gáy bạn chỉ cần tập ngay tại chỗ, phù...

Mới nhất